Nghệ An: Tập huấn đào tạo liên tục chủ đề “Tối ưu hoá quy trình cấp cứu đột quỵ"

Chủ nhật - 18/09/2022 21:14

Nghệ An: Tập huấn đào tạo liên tục chủ đề “Tối ưu hoá quy trình cấp cứu đột quỵ"

Với mục tiêu năng cao năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mạch máu não, sáng nay, Thứ 7, ngày 17/9, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện đa khoa tỉnh) tổ chức lớp tập huấn đào tạo liên tục chủ đề “Tối ưu hoá quy trình cấp cứu đột quỵ “ cho các bác sỹ khoa cấp cứu, hồi sức tích cực cho các Bệnh viện trong và ngoài công lập, Trung tâm y tế có chức nănh khám chữa bệnh.
Với mục tiêu năng cao năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mạch máu não, sáng nay, Thứ 7, ngày 17/9, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện đa khoa tỉnh) tổ chức lớp tập huấn đào tạo liên tục chủ đề “Tối ưu hoá quy trình cấp cứu đột quỵ “ cho các bác sỹ khoa cấp cứu, hồi sức tích cực cho các Bệnh viện trong và ngoài công lập, Trung tâm y tế có chức nănh khám chữa bệnh.
Tham dự chỉ đạo lớp tập huấn có PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế - P.chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam; TS Nguyễn Ngọc Hòa – P.Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh, nguyên Giám đốc trung tâm đột quỵ và các phòng ban liên quan của Sở Y tế.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế khai mạc tại lớp tập huấn
Phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn, PGS.TS Dương Đình Chỉnh nhấn mạnh: Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
Giảng viên lên lớp các hướng dẫn về cấp cứu đột quỵ
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 20, 30. Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ). Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Tùy theo thời gian người bị đột quỵ được phát hiện, đưa vào bệnh viện và điều trị mà mức độ tổn thương hệ thần kinh sẽ khác nhau. Nếu bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc điều trị cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng, thời gian phục hồi lâu và thậm chí là không thể phục hồi. Thậm chí, trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.
Toàn cảnh lớp tập huấn
Vì vậy, việc tổ chức lớp tập huấn lần này rất quan trọng, nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức trong quy trình cấp cứu xử lý đột quy cho các bác sỹ làm việc tại khoa cấp cứu, khoa hồi sức tích cực nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng xử trí khi có người bệnh.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh – P.Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam trao danh hiệu cao quý này cho Trung tâm Đột quỵ ( Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh)
Dịp này, Hội Đột quỵ Thế giới đã vinh danh trao giải “Bạch Kim” - một giải thưởng danh giá dành cho các tập thể, cá nhân có thành tích suất sắc trong phòng, điều trị đột quỵ.
Thừa ủy quyền của Hội đột quỵ Thế giới, PGS.TS Dương Đình Chỉnh – P.Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam đã trao danh hiệu cao quý này cho Trung tâm Đột quỵ ( Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh) – nới đã cứu sống thần kỳ cho rất nhiều bệnh nhân đột quỵ./.
 
Nguyễn Trung Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây