Top 7 thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khỏe, bé đầy đủ dưỡng chất

Thứ tư - 15/03/2023 22:00
Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng nên việc bổ sung bằng nhiều thực phẩm tươi sống hàng ngày là tốt nhất. Những loại nào mới thực sự tốt cho mẹ bầu lại được nhiều mẹ thắc mắc. Dưới đây bài viết sẽ liệt kê top 7 thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khỏe, bé đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Top 7 thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khỏe, bé đầy đủ dưỡng chất
 
1. Những nguyên tắc cần lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu
Nguyên tắc để sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng, cần ghi nhớ 3 nguyên tắc sau đây để có bữa ăn đủ chất.
1.1 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Đầu tiên, hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai. Nếu chế độ ăn không đa dạng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, để lâu sẽ ảnh hướng đến sự phát triển của thai nhi, từ đó dẫn đến nguyên nhân mắc nhiều bệnh trong thai kỳ. Do đó, hãy lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu rất cần thiết.
Dinh dưỡng tốt trong khi mang thai là tiền đề vững mạnh cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé đến khi ra đời. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi chậm phát triển.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai cần đảm bảo nạp vào đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu như chất đạm – protein, chất đường bột – Carbohydrate, chất béo – lipid, các loại chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi.
Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nhiều về trọng lượng cơ thể, nguyên nhân do tăng cân ở thai nhi về mẹ. Trong cả thai kỳ người mẹ tăng khoảng 10 – 12kg là phù hợp. Cụ thể, trong 3 tháng đầu tăng khoảng 300 gram – 1 kg, sau đó mỗi tuần tăng khoảng 300 gram cho 3 tháng giữa và cuối.
Chính vì vậy, hãy xây dựng thực đơn dinh dưỡng nhằm cung cấp các dưỡng chất quan trọng để đảm bảo thai nhi không bị suy dinh dưỡng và mẹ không bị thừa cân quá mức.
1.2 Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất
Thai nhi muốn tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai luôn lành mạnh, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu. Đây là điều kiện tiên quyết ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng do mang thai nhu cầu tăng cao, đảm bảo sức khỏe ổn định cho mẹ và bé.
Acid Folic là chất quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu nào cũng phải bổ sung khi mang thai để giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Hãy bổ sung Acid Folic trong cả thai kỳ bằng cách ăn những thực phẩm chứa nhiều chất này như các chế phẩm từ sữa, rau chân vịt, quả bơ, bông cải xanh, ngũ cốc….
Canxi không chỉ có tác dụng đối với hệ xương mà còn giúp hệ tuần hòa, cơ bắp, hệ thần kinh của mẹ và thai nhi phát triển bình thường trong cả thai kỳ. Mỗi ngày cần bổ sung tối thiểu 1.200 mg canxi. Các thực phẩm giàu Canxi như ngũ cốc, cải xoăn, bông cải xanh, nước ép trái cây….
Để tăng cường vitamin D cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển toàn diện hệ xương cho thai nhi, mẹ bầu hãy bổ sung bằng cách ăn nhiều cá hồi, nước cam, sữa…. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu để thiếu hụt Vitamin D, mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật.
Tiếp theo, bổ sung Protein rất cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của thai nhi, nhất là mô não. Chất này còn đóng vai trò quan trọng để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời còn hỗ trợ phát triển mô tử cung và vú trong khi mang thai. Trứng, thịt nạc, hải sản, thịt gia cầm là nguồn bổ sung Protein dồi dào cho sức khỏe. Ngoài ra, hãy lựa chọn các loại đậu, hạt hay sản phẩm từ đậu nành để cung cấp Protein trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, chất Sắt rất cần thiết trong khi mang thai do cần lượng gấp đôi để nuôi dưỡng thai nhi nên cần cung cấp đủ máu, đề phòng thiếu máu.
1.3 Kết hợp với chế độ vận động nhẹ nhàng
Không chỉ sử dụng những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu mà cần kết hợp chế độ thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai. Lưu ý cần tránh tập quá sức, tránh các động tác mạnh để giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật. Nhiều nghiên cứu chứng minh nếu thể dục đều đặn sẽ giúp quá trình sinh con dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Hãy tập Yoga tại nhà hoặc đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày cũng có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Ghi nhớ những nguyên tắc khi bổ sung thực phẩm dinh dưỡng rất quan trọng, là tiền đề cho mẹ bầu khỏe mạnh và bé được nạp đủ dưỡng chất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu
2.1 Sữa và các loại thực phẩm từ sữa
Sữa và các loại thực phẩm từ sữa có chứa giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các loại chất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất, đường, protein, lipid… Do đó, bổ sung sữa tươi, sữa chua trong thai kỳ có tác dụng cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu.
Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai tăng lên rất nhiều, các chuyên gia khuyên rằng cần uống từ 1 – 2 ly sữa tươi mỗi ngày, tốt nhất là sữa không đường.
2.2 Thực phẩm họ đậu
Các loại đậu chứa nguồn Protein, chất xơ, Canxi, Sắt, Folate dồi dào cho sức khỏe. Nhất là Folate là một trong số dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và em bé, ngay từ 3 tháng đầu mang thai. Bổ sung đầy đủ Folate còn làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, trẻ sinh ra thể trạng yếu, bị nhẹ cân hoặc dễ nhiễm trùng. Cụ thể, trong mỗi bát con  đậu được nấu chín sẽ cung cấp cho bạn từ 65 – 90 % lượng Folate cần thiết cho cơ thể mẹ bầu.
Thực phẩm họ đậu phổ biến mẹ bầu có thể bổ sung như đậu nành, đậu năng, đậu phộng, đậu Hà Lan,… Nhờ lượng chất xơ có trong đậu còn giúp mẹ bầu tránh bị táo bón khi mang thai, tránh bị bệnh trĩ thường gặp ở thai phụ.
2.3 Thịt nạc
Thịt nạc là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chứa rất nhiều sắt, dồi dào Protein, vitamin B đều là những chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, mẹ bầu sẽ cần thêm khoảng 25 gram lượng protein mỗi khi để đảm bảo thai nhi phát triển và cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh.
Đặc biệt, bà bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường, nếu không đủ sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân. Sắt có vai trò quan trọng để hình thành tế bào máu, từ đó ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. Khi mang thai khối lượng máu tăng lên khoảng 27 mg/ngày nên cần bổ sung thịt nạc vào bữa ăn mỗi ngày.
Trong thịt nạc còn chứa lượng Vitamin B6 cao, cần thiết cho quá trình phát triển mô và trí não của trẻ, giảm tình trạng ốm nghén; lượng vitamin B12 có tác dụng duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh.
2.4 Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega – 3 cần thiết cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai. Chuỗi dài DHA và DFA có trong axit béo omega – 3 đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh mắt của thai nhi.
Trong cá hồi cũng giàu vitamin D, loại vitamin này rất hay thiếu trong chế độ ăn. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, gồm cả hệ miễn dịch và hệ vận động. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều hải sản do có thể chứa lượng thủy ngân cao, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.
Ngoài ra, có một số thực phẩm khác cũng giàu Axit béo Omega-3 cho mẹ bầu như rau bina, hạt lanh, óc chó, đậu tương,….
2.5 Trứng
Trứng là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai, lý do có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ thần kinh gồm các chất như Sắt, Kali, Canxi, Choline, axit béo Omega-3, Photpho, các loại vitamin A, B2, B6, B12….
Trứng còn chứa rất nhiều Sắt và Protein rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trứng gà còn có nhiều chất khác như Folate, Kẽm, Choline, Omega-3, Lutein có tác dụng giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Trứng gà còn chứa rất nhiều vitamin D nên mẹ bầu bổ sung trong khi mang thai còn làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Hãy ăn 3 – 4 quả trứng gà hàng tuần để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
2.6 Trái bơ
Trái bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Trong quả bơ có chứa rất nhiều chất xơ, các loại axit béo không bão hòa, vitamin B, C, E, K; kết hợp với nhiều khoáng chất thiết yếu khác như Folate, Lutein, Kali… đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.
Các axit béo bão hòa còn tham gia vào quá trình hình thành da, các mô và não của thai nhi. Mẹ bầu nào khi mang thai thường bị chuột rút, hãy ăn quả bơ để nạp Kali giúp phòng ngừa tình trạng này. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu cũng chia sẻ ăn quả bơ còn giảm ốm nghén hiệu quả.
2.7 Các loại quả mọng
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khỏe phải kể đến các loại quả mọng phổ biến như cherry, việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho… có chứa lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, nhất là lượng Omega-3 cao.
Dưỡng chất đặc biệt này rất tốt cho hệ thần kinh, trí não của thai nhi phát triển toàn diện. Những chất dinh dưỡng này còn có tác dụng kích thích não bộ nhận tín hiệu, ngừa quá trình oxy hóa nhờ đó phòng ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên trong và sau khi sinh con.
Do đó, hãy thường xuyên ăn nhiều quả mọng trong quá trình mang thai sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh

Trong quá trình mang thai, ngoài những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thì mẹ bầu cũng cần tránh những loại thực phẩm này để thai nhi phát triển toàn diện, không bị ảnh hưởng, cụ thể bao gồm:
  • Tránh sử dụng đồ uống có chất kích thích
Hậu quả uống rượu khi mang thai rất nghiêm trọng gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu ở bào thai còn gọi là hội chứng FASD. Căn bệnh này sẽ là hệ lụy suốt đời, làm cho thai nhi kém phát triển có thể khiển dị tật tim, các đặc điểm trên khuôn mặt bị bất thường, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Những em bé mắc hội chứng này có đầu và não nhỏ bất thường, khuyết tật bẩm sinh khác như cột sống và tim cũng ảnh hưởng.
  • Thực phẩm chưa nấu chín hoặc sống
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn thịt, cá sống vì có thể bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến sảy thai, sinh non, thai bị chết lưu và nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác. Thịt chưa nấu chín cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao do vi khuẩn trong đó sẽ đe dọa sức khỏe thai nhi, gây ra các bệnh thần kinh nghiêm trọng như động kinh, sa sút trí tuệ, mù lòa.
  • Những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Các loại hải sản chứa lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá nhám da cam, cá mòi, cá ngói….nêu mẹ bầu ăn sẽ đi qua nhau thai, gây hại cho thận, não và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Caffeine
Chất này có trong cà phê, nước ngọt, trà, cao cao. Nếu nạp lượng Caffeine quá cao trong thai kỳ sẽ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi, bé sinh ra có cân nặng thấp hơn so với các bạn cùng tuổi. Nghiêm trọng hơn còn làm tăng nguy cơ bị tử vong ở trẻ và nguy cơ bị bệnh khi bé lớn.
  • Sữa, nước ép, phô mai chưa tiệt trùng, chưa rõ nguồn gốc
Những loại sữa tươi, nước trái cây, phô mai chưa tiệt trùng có thể chứa một loại vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến bệnh nhiễm trùng, nguy hiểm cho thai nhi.
  • Thực phẩm chưa rửa bằng nước sạch
Bề mặt của các loại trái cây, rau củ chưa rửa sạch hoặc chưa gọt vỏ tăng nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn, hóa chất bảo quản, ký sinh trùng gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng mẹ bầu hãy rửa sạch, gọt vỏ các loại trái cây, rau củ trước khi ăn.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp
Những loại đồ ăn chế biến sẵn thường có ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều đường, calo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh con. Lâu dần sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ.
      Trên đây bài viết vừa chia sẻ cách sử dụng, top 7 những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và những thực phẩm cần tránh ăn để mẹ bầu khỏe và bé đầy đủ dưỡng chất. Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều món ăn bổ dưỡng thông qua công cụ ngân hàng thực đơn dinh dưỡng trong trang webside dinhduongmevabe.com.vn .

                                                                            (Theo Tài liệu Phần mềm dinhduongmevabe.com.vn)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây