Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong mùa mưa bão.

Thứ năm - 05/10/2023 23:12
Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh ta có nhiều mưa lớn gây ra những ngập úng, lũ lụt .Thời tiết mưa bão là điều kiện để cho vi khuẩn phát triển đặc biệt các căn bệnh truyền nhiễm như: bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, cảm sốt… xảy ra tại cộng đồng. Vì vậy trong thời điểm này bố mẹ và người nuôi trẻ cần phải chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận chu đáo, áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ nhằm phòng tránh bệnh tật cho trẻ.
Hướng dân thực hành bữa ăn hợp lý cho trẻ dưới 2 4 tháng tuổi
Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi
          Nguyên nhân trẻ nhỏ mắc bệnh vào mùa mưa một phần do tiêu thụ thức ăn và đồ uống chưa đúng cách. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe trẻ, tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa mưa lũ. Cha mẹ cần lập kế hoạch và xây dựng cho trẻ chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong mùa mưa bão bằng một số biện pháp sau:
 - Thực hiện sử dụng trái cây theo mùa:
         Trái cây theo mùa luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Những loại trái cây theo mùa chỉ có trong mùa rất tốt cho sức khoẻ. Trái cây còn có chứa một số chất chống oxy hóa có lợi, tự nhiên giúp cung cấp và bảo vệ sức khỏe trẻ sau khi tiêu thụ. Ngoài ra, chất chống oxy hóa của các loại trái cây còn có khả năng bảo vệ sức khỏe trẻ. Đặc biệt một số loại quả mọng tươi ngon giúp trẻ nhận được lượng vitamin C lớn.
- Thực hiện bổ sung các loại gia vị:
          Khi trẻ tiếp xúc nhiều với không khí lạnh và nước mưa gây nguy cơ mác các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh. Vì vậy, mùa mưa nên cho trẻ ăn những loại gia vị khi nấu món ăn như tỏi, hạt tiêu, húng quế, rau mùi hay gừng trong thức ăn nấu chín giúp cho việc phát triển hệ thống miễn dịch mạnh hơn. Các loại gia vị này có tác dụng như những kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của trẻ. 
- Cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ, lành mạnh:
          Trong mùa mưa khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và sự phát triển của các bệnh thông qua nguồn nước. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe trẻ không nên cho trẻ ăn đồ ăn vỉa hè, đường phố vì nơi đầy nguồn nước tiềm ẩn nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Cung cấp các thực phẩm an toàn và phù hợp cho việc ăn bổ sung của trẻ 6 đến 24 tháng cùng với các điều kiện để có thể chuẩn bị bữa ăn an toàn. Cung cấp đủ thực phẩm và bổ sung các vi chất dinh dưỡng (đa vi chất, vitamin A) theo các hướng dẫn của Bộ Y tế hiện hành cho các đối tượng bà mẹ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.  Thực hiện cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ và uống nước đun sôi để nguội, hạn chế nước ngọt, nước có gas.
        
 - Rau xanh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng:
           Hầu hết trẻ nhỏ đều không thích ăn rau và khá kén ăn rau xanh. Tuy nhiên, rau xanh có một lượng lớn chất diệp lục, chất xơ và kèm theo đó là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Rau xanh, các loại rau và trái cây giàu vitamin C, vitamin E như rau diếp, cà chua, bắp cải, cà rốt,... đều tốt cho sức khoẻ của trẻ. Đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng và số lần theo độ tuổi của trẻ, đảm bảo giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng (đặc biệt là protein, sắt, vitamin A và vitamin C).
Ngoài ra  trong những ngày bão cần tránh ăn các loại rau quả bị ngâm nước lâu ngày. Dù quan sát bên ngoài mặc dù không có vấn đề gì, nhưng rất có thể đã bị ô nhiễm, do đó cần thận trọng khi sử dụng. Bởi thời tiết ẩm ướt, vi khuẩn và vi sinh vật rất dễ sản sinh trên thực phẩm, dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng.
 - Ngoài ra cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm như: 
         Thức ăn nhiều dầu mỡ thường được cảnh báo không tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong mùa mưa. Bởi thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ có thể làm rối loạn hệ tiêu hoá và gây ra các triệu chứng như đau bụng hay nôn mửa. Chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, có thể làm hỏng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ  bằng cách tăng số lượng vi khuẩn đường ruột có hại.
        Bên cạnh đó các món ăn vặt ngoài lề đường thường rất hấp dẫn và ngon miệng tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, bụi bẩn và các loại vi khuẩn rất dễ bám trên các loại thức ăn này, đặc biệt trong mùa mưa. 
        Mì ăn liền vốn khiến cơ thể tiêu hóa chậm hơn và điều này đặc biệt không tốt trong các mùa mưa bão khi khả năng trao đổi chất của cơ thể người sẽ kém hơn trong điều kiện thời tiết này.
-  Hạn chế ăn hải sản:
        Mưa bão ảnh hưởng lớn đến việc đánh bắt và vận chuyển các loại cá, kể cả cá nước ngọt lẫn nước mặn.. bệnh. Do đó, chất lượng cá cũng như các loại thủy sản tôm, cua, mực,… vào mùa bão thường khó đảm bảo và không được tươi ngon, đễ gây bệnh.

       Như vậy sau khi đã trang bị cho mình những nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh có thể lập kế hoạch và xây dựng thực đơn cho trẻ với dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để đủ sức khoẻ, sức đề kháng trong mùa mưa bão. /.
 
                                                                                                               BS Thái Thị Hoa Mai ( Khoa Dinh dưỡng)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây