Nhận biết bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu

Thứ hai - 11/12/2023 02:41
Bệnh nhân mắc thủy đậu và đậu mùa khỉ đều xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, xuất hiện mụn nước... nên người dân dễ nhầm lẫn khi phân biệt hai bệnh này bằng mắt thường.

Bệnh nhân mắc thủy đậu và đậu mùa khỉ đều xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, xuất hiện mụn nước... nên người dân dễ nhầm lẫn khi phân biệt hai bệnh này bằng mắt thường.

Theo BSCKII Vũ Thị Phương Thảo (Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh), bệnh đậu mùa khỏ và thủy đậu có những triệu chứng gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn khi phân biệt bằng mắt thường.

- Về nguyên nhân gây bệnh, đậu mùa khỉ và thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ do Monkeypox virus gây ra, ban đầu tồn tại ở động vật, thường là các động vật linh trưởng (khỉ, vượn, tinh tinh) và các loại động vật gặm nhấm (sóc, thỏ, chuột, chuột túi). Sau khi virus này lan từ động vật sang người, con người trở thành vật chủ mang virus và có thể lây cho những người xung quanh.

Còn bệnh thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV) thuộc họ Herpesviridae gây ra. Đây là 2 loại virus khác nhau hoàn toàn, do vậy việc người từng nhiễm thủy đậu hay tiêm vaccine thủy đậu không có tác dụng phòng ngừa đậu mùa khỉ.

Nhận biết bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu - Ảnh 1.
Bệnh đậu mùa khỉ khó lây lan hơn so với thủy đậu.

- Bệnh phát triển theo 4 giai đoạn bao gồm: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Về cơ bản 2 bệnh đều có tiến triển gần giống nhau, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức người sau đó cơ thể bắt đầu xuất hiện mụn nước phồng rộp gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau đớn. Sau khi mụn nước lan rộng thì có dấu hiệu đóng vảy và lành lại.

Tuy nhiên diễn tiến của hai bệnh lại có những điểm khác nhau:

+ Với bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân có thể xuất hiện nổi hạch và tình trạng mệt mỏi, sốt có thể kéo dài hơn so với người mắc thủy đậu

+ Các vết mụn nước của đậu mùa khỉ thường to hơn, phần vết loét cũng to và có viền, trượt rõ ràng hơn so với bệnh thủy đậu.

+ Các mụn nước trên cơ thể bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, cơ quan sinh dục.

- Về nguồn lây. Virus gây bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường không khí thông qua các giọt bắn, dịch tiết hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vết phỏng nước của người bệnh. Bệnh thủy đậu có khả năng lây trong vòng 5-7 ngày trước khi có mụn nước và 7 ngày sau khi xuất hiện mụn nước.

Nhận biết bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu - Ảnh 2.
Người mắc đậu mùa khỉ có thể xuất hiện sốt, mệt mỏi kéo dài hơn so với người mắc thủy đậu.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người và từ người sang người. Ở Việt Nam hầu hết là các trường hợp lây từ người sang người bằng đường máu hoặc dịch tiết khi tiếp xúc với phần da bị nhiễm trùng hoặc do các tổn thương khác như miệng hoặc cơ quan sinh dục. Bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây truyền bởi thời gian ủ bệnh dài và khả năng lây từ người sang người khi bệnh bắt đầu có triệu chứng. Thậm chí một số trường hợp mắc đậu mùa khỉ không có triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ truyền cho người khác. Tuy nhiên với thủy đậu, bệnh nhân hiếm khi không xuất hiện triệu chứng.

- Người đã mắc đậu mùa khỉ sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh này trong thời gian dài. Tuy nhiên với người đã mắc thủy đậu, virus có thể tồn tại trong cơ thể và khi hệ miễn dịch yếu đi, virus sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona thần kinh.

- Cách phòng ngừa tốt nhất cho bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu và tránh tiếp xúc với những người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Hoặc nếu tiếp xúc với người bệnh cần sử dụng găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn ngay sau đó. Với bệnh thủy đậu hiện đã có vaccine phòng bệnh.

Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị và cách ly kịp thời.

Bộ Y tế đã xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong như: bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh do virus Adeno, bạch hầu, bệnh dại, cúm, lao phổi, ho gà, sốt rét, sốt xuất huyết, thủy đậu, bệnh chân tay miệng…

Thái Thúy (Theo Báo SK&ĐS)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây