WHO lo ngại dịch bệnh chết chóc gấp 20 lần COVID-19

Thứ hai - 22/01/2024 20:22
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cho rằng một hiệp ước về đại dịch sẽ giúp thế giới ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh trong tương lai.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cho rằng một hiệp ước về đại dịch sẽ giúp thế giới ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh trong tương lai.

Đài Fox News ngày 21.1 dẫn lời Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus kêu gọi các nước ký kết hiệp ước về đại dịch, giúp thế giới có thể chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó "bệnh X" có thể gây chết chóc gấp 20 lần so với Covid-19.

Ông hy vọng các nước đạt thỏa thuận trước tháng 5 để đối phó "kẻ thù chung" này. Bệnh X có thể sẽ xuất hiện do một loại virus giả định và các nhà khoa học dự báo nó có thể nguy hiểm hơn 20 lần so với Covid-19.

WHO lo ngại dịch bệnh chết chóc gấp 20 lần Covid-19- Ảnh 1.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus

"Dịch bệnh" chưa từng xuất hiện này được WHO thêm vào danh sách các mầm bệnh để nghiên cứu vào năm 2017 và có thể gây ra "dịch bệnh quốc tế nghiêm trọng".

Ông Ghebreyesus cho rằng điều quan trọng là phải chuẩn bị cho một đại dịch khác sau Covid-19. "Có những điều chưa biết có thể xảy ra và bất cứ điều gì xảy ra chỉ là vấn đề khi nào", ông dự báo.

Theo ông, thế giới đã có nhiều người tử vong vì Covid-19 do từng không thể kiểm soát dịch bệnh. Theo trang Worldometer, thế giới đã ghi nhận hơn 702 triệu người mắc Covid-19 và 6,97 triệu người tử vong vì căn bệnh này.

"Họ có thể đã được cứu, nhưng không còn chỗ trống. Không có đủ ô xy. Vậy làm thế nào bạn có thể có một hệ thống có thể mở rộng khi có nhu cầu?", ông đặt vấn đề và cho rằng việc cùng nhau ứng phó nhờ một thỏa thuận chung sẽ giúp thế giới phản ứng tốt hơn.

Thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì Covid-19 trong tháng 12.2023

Thỏa thuận như thế có thể tập trung tất cả những kinh nghiệm, thách thức đã đối diện và các giải pháp với nhau, vì lợi ích chung toàn cầu, ông phân tích.

Theo WHO, các hội đồng và chuyên gia độc lập đang nỗ lực tìm cách ứng phó tập thể và thời hạn để ký hiệp ước là tháng 5. Việc chuẩn bị có thể bao gồm hệ thống cảnh báo sớm, tổ chức chuỗi cung ứng và thúc đẩy nghiên cứu, phát triển để thử nghiệm thuốc.

Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng cần phải được xem xét vì các nước giàu từng ứng phó không tốt trong đại dịch Covid-19, khi vất vả đối phó những vấn đề cơ bản như truy vết tiếp xúc.
"Tốt hơn hết là nên lường trước điều gì đó có thể xảy ra vì nó từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, và cần chuẩn bị cho điều đó. Chúng ta không nên đối mặt với những điều không được chuẩn bị trước, chúng ta cũng có thể chuẩn bị cho một số điều chưa biết", theo ông Ghebreyesus.

 

Thái Thuý (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dịch vụ khử trùng Môi trường trắc quan Khám sức khỏe người lao động

Thống kê

  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay5,519
  • Tháng hiện tại91,246
  • Tổng lượt truy cập3,091,128

Liên kết web

cục quản lý chữa bệnh Bộ y tế cục y tế dự phòng Viện vệ sinh dịch tễ viện pasr Hồ chí minh Viện dinh dưỡng Sở Y Tế Nghệ An TMS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây