DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO - BIỆN PHÁP TĂNG CHẤT LƯỢNG SỐNG

Thứ ba - 08/12/2020 01:53
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học và sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, công tác chẩn đoán đột quỵ sớm và phương pháp điều trị mới đã đem lại hiệu quả cho người bệnh. Số lượng bệnh nhân được cứu sống cũng tăng lên, nhưng di chứng do đột quỵ để lại thường nặng nề. Vì vậy dự phòng đột quỵ não là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh bệnh xảy ra, hoặc nếu đã bị một lần thì tránh được tái phát.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học và sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, công tác chẩn đoán đột quỵ sớm và phương pháp điều trị mới đã đem lại hiệu quả cho người bệnh. Số lượng bệnh nhân được cứu sống cũng tăng lên, nhưng di chứng do đột quỵ để lại thường nặng nề. Vì vậy dự phòng đột quỵ não là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh bệnh xảy ra, hoặc nếu đã bị một lần thì tránh được tái phát.

Đột quỵ não hoặc tai biến mạch máu não là do mất đột ngột lưu lượng máu tới não (chảy máu não hoặc nhồi máu não) dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê và có khả năng gây tử vong. Nếu điều trị sớm trong giờ vàng, có thể hạn chế tử vong và di chứng. Đột quỵ não là bệnh có thể dự phòng bằng cách ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
          1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ:
          - Điều trị rối loạn lipid máu: Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống để làm giảm cholesterol. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần.
          - Kiểm soát đường huyết: Có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
          - Kiểm soát trị số huyết áp: Mục tiêu nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg để làm giảm các biến chứng về tim mạch, thận.
          - Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), các tổn thương van tim, cơ tim, đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.
 
0812201

           2. Liệu pháp thay đổi lối sống
          - Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì. Thực hiện chế độ ăn ít muối. Bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành tăng.
          - Tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ như làm hạ huyết áp, giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần cũng rất hữu ích.
          - Duy trì giấc ngủ khoảng 6-8g mỗi ngày. Nên ngủ sớm, dậy sớm.
Đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy đối với những người cao tuổi nên khám bệnh định kỳ, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả theo đúng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh’’. Một khi đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế./.
Bs Thân Văn Chín
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tp. Đà Nẵng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây