BỘ Y TẾ BAN HÀNH MỘT THÔNG TƯ BÃI BỎ "KỶ LỤC" NHIỀU VĂN BẢN

Thứ tư - 13/01/2021 20:14
Theo Thông tư 29 vừa ban hành, Bộ Y tế bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản và bãi bỏ 1 phần 2 văn bản pháp luật trong lĩnh vực y tế; sửa đổi một số điều của 11 Thông tư theo nguyên tắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 nhưng vẫn bảo đảm tăng cường quản lý chất lượng các mặt hàng nhập khẩu. Việc này làm lợi cho các doanh nghiệp 2,4 triệu ngày công và 625 tỷ đồng mỗi năm.
Con số này do Viện kinh tế tính toán và động thái này là cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn do dịch COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị triển khai Thông tư số 29/2020/TT-BYT do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/1 ở Hà Nội, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, cho biết, ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Thông tư số 29/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.
Thông tư này đã sửa đổi một số điều của 11 Thông tư trước đây về quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, HIV theo nguyên tắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong giai đoạn gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 nhưng vẫn bảo đảm tăng cường quản lý chất lượng các mặt hàng nhập khẩu.
Đặc biệt, cùng với đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, Thông tư quy định doanh nghiệp được nộp các hồ sơ, tài liệu bản điện tử và cung cấp đường dẫn để cơ quan quản lý tra cứu trực tuyến và hậu kiểm, thể hiện một phương thức quản lý mới, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với những khó khăn chưa có tiền lệ do dịch bệnh.
 
1401212
TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế triển khai thông tư ( Ảnh: T.H)

Thông tư cũng đã bãi bỏ 28 thông tư có các quy định đã hết hiệu lực, không còn phù hợp trong tất cả các lĩnh vực của Bộ, trong đó có 8 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành một Thông tư để sửa đổi, bãi bỏ một số lượng lớn “kỷ lục” các văn bản không còn phù hợp, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, việc Bộ Y tế ban hành Thông tư này đã góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hàng loạt doạnh nghiệp, đây có thể nói là nỗ lực lớn của Bộ Y tế để có thể tháo gỡ một loạt định chế không còn phù hợp.
Đặc biệt, với việc cho phép duy trì hiệu lực số đăng ký 12 tháng cho khoảng 9000 số đăng ký, sẽ đảm bảo khoảng 9.000 thuốc sẵn sàng cung ứng cho nhu câu điều trị. Điều này bệnh nhân được lợi nhất do không lo thiếu thuốc, không lo khan hiếm nên phải mua giá cao...
Thông tư 29 cho phép doanh nghiệp được quyền công bố tá dược, thay cho trước đây ta dược nhập khẩu về Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu. Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm thời gian, nhân lực chuẩn bị cho 115.000 hồ sơ cấp phép nhập khẩu tá dược/năm do không phải làm hồ sơ cấp giầy phép nhập khẩu.
Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây