Cập nhật mới nhất về tiêm vaccine COVID-19

Thứ tư - 29/03/2023 21:29
Việt Nam đã tiêm gần 260 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều tỉnh, thành đang tiêm thấp, chậm; Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành lớn, khu vực trọng điểm du lịch...

Việt Nam đã tiêm gần 260 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều tỉnh, thành đang tiêm thấp, chậm; Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành lớn, khu vực trọng điểm du lịch...

Vẫn còn nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 thấp 

Theo thống kê của đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế, đến nay tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta đến nay là 265.971.707.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.996.564 mũi tiêm (81,6%) trong ngày có 13 tỉnh triển khai với 1.353 người được tiêm
  • 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (65,5%), Quảng Nam (63,6%); Bình Định (65,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
  • 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.705.544 mũi tiêm (88,4%), trong ngày có 11 tỉnh triển khai với 1.046 người được tiêm.
Đối với trẻ từ 12- dưới 18 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.813.288 mũi tiêm (69,2%)
  • 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
  • 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.579.098 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.189.776 mũi tiêm (92,3%)
  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Hải Phòng (72,7%); Đà Nẵng (68,6%); TP HCM (64,8%), BRVT (76%).
- Mũi 2: 8.389.322 mũi tiêm (76%)
  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,8%); Đà Nẵng (37,2%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,5%), Bà Rịa - Vũng Tàu (51%).

Dù COVID-19 có trở thành bệnh lưu hành giống như cúm mùa, vẫn phải tiêm vaccine 

Đánh giá tình hình dịch tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.
Đến nay Việt Nam đã tiêm gần 260 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều tỉnh, thành đang tiêm thấp, chậm.
Bộ Y tế đã xây dựng "Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế" để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.
Cùng đó, Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, dù COVID-19 có trở thành bệnh lưu hành giống như cúm mùa thì vẫn phải tiêm vaccine vì vẫn có nhiều người tử vong.
Theo ông, COVID-19 sẽ không biến mất như bệnh SARS vào năm 2003. Chúng ta đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế thì tình hình dịch bệnh của Việt Nam cũng không thể tách biệt với tình hình dịch của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở nước xa xôi nhất có thể xâm nhập vào nước ta.
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19, ngày 28/3, Tổ chức Y tế Thế (WHO) đã thay đổi các khuyến nghị đối với vaccine COVID-19, đề xuất những người có nguy cơ cao nên tiêm một liều bổ sung sau 12 tháng kể từ lần tiêm nhắc lại gần nhất.
Theo hãng tin Reuters (Anh), WHO đã xác định nhóm dân số có nguy cơ cao là người lớn tuổi, cũng như những người trẻ tuổi có các yếu tố rủi ro đáng kể khác. Đối với nhóm này, cơ quan này khuyến nghị tiêm bổ sung vaccine sau 6 hoặc 12 tháng kể từ lần tiêm gần nhất, dựa trên các yếu tố như tuổi tác và tình trạng suy giảm miễn dịch.
 Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây