Bệnh nhân 41 tuổi ở Long An vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 sau hai ngày ớn lạnh, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ viêm tụy cấp, chụp CT ổ bụng chỉ phát hiện có sỏi bùn túi mật. Quá trình điều trị, bệnh nhân khó thở nhiều, vàng da, suy thận, nhiễm toan chuyển hóa nặng, được chuyển sang điều trị hồi sức tích cực.
ThS.BS Trần Huy Nhật, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết, bệnh nhân đến khoa trong tình trạng chưa rõ bệnh lý căn nguyên. Các bác sĩ vừa điều trị nâng đỡ chức năng các cơ quan, vừa truy tìm gốc rễ. Bệnh nhân được cho thở máy, lọc máu để kiểm soát tình trạng suy thận. Dù bác sĩ dùng kháng sinh mạnh theo kinh nghiệm, tình trạng vàng da ngày càng tăng, các chỉ số theo hướng nhiễm trùng không cải thiện. Bác sĩ đặt ra hàng loạt tình huống, nghĩ nhiều đến sốt rét và Leptospirosis - bệnh lý dễ bị bỏ sót trong tiếp cận ban đầu.
Đến ngày thứ 3, kết quả tầm soát sốt rét âm tính, bệnh nhân diễn tiến đỏ mắt - dấu hiệu đặc trưng của nhiễm Leptospira nặng. Các bác sĩ sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh này. Đúng như dự đoán, kết quả xét nghiệm sau đó xác định bệnh nhân nhiễm cấp tính Leptospira. Nhờ điều trị đúng hướng, bệnh nhân tỉnh táo hơn, tình trạng đỏ mắt, vàng da cải thiện đáng kể, sau một tuần. Người bệnh được rút ống nội khí quản và cai máy thở thành công.
Xoắn khuẩn Leptospira lây truyền như thế nào?
Leptospira là một loại xoắn khuẩn nguy hiểm, lây truyền từ động vật sang người. Ở giai đoạn đầu bị nhiễm xoắn khuẩn, người bệnh có biểu hiện sốt, đau cơ, mệt mỏi, ho. Từ ngày thứ 6 - 12 trở đi, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, cụ thể sẽ gây suy gan, suy thận, viêm mạch máu.
Xoắn khuẩn Leptospira thường tồn tại trong ống thận của động vật hoang dã, gia súc và vật nuôi. Những động vật mang xoắn khuẩn Leptospira không có các biểu hiện lâm sàng và xoắn khuẩn này sẽ tồn tại trong thời gian dài, thậm chí tồn tại suốt đời trong cơ thể động vật.
Động vật nhiễm Leptospira sẽ thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài thông qua nước tiểu. Vi khuẩn này tồn tại trong đất một thời gian dài và lây nhiễm cho các động vật khác tạo thành một chu trình khép kín của ổ dịch.
Thông thường, xoắn khuẩn Leptospira lây truyền từ động vật sang người thông qua các trường hợp sau:
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp lây truyền từ người sang người nhưng rất hiếm gặp.
Khoảng thời gian từ khi một người tiếp xúc với nguồn ô nhiễm đến khi phát bệnh là từ 2 ngày đến 4 tuần. Bệnh thường bắt đầu đột ngột với sốt và các triệu chứng khác. Bệnh Leptospirosis có thể xảy ra trong hai giai đoạn:
Nhiều trong số các triệu chứng này có thể bị nhầm với các bệnh khác. Ngoài ra, một số người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng gì. Sau đó, bệnh nhân có thể khỏi bệnh một thời gian nhưng lại tái phát.
Bệnh kéo dài từ vài ngày đến 3 tuần hoặc lâu hơn. Nếu không điều trị, có thể mất vài tháng để phục hồi hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Về chẩn đoán, ngoài khám lâm sàng, tiêu chuẩn vàng chẩn đoán Leptospira là phân lập được xoắn khuẩn từ máu, dịch não tủy hoặc nước tiểu. Phương pháp này cần môi trường nuôi cấy đặc biệt và thường kéo dài vài tuần. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh được sử dụng thường xuyên nhất trong chẩn đoán Leptospira, bao gồm: xét nghiệm ngưng kết vi lượng trên kính hiển vi (microscopic agglutination test: MAT), xét nghiệm ngưng kết hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination), xét nghiệm ELISA huyết thanh.
Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn
Phòng ngừa nhiễm xoắn khuẩn Leptospira
Để phòng ngừa nhiễm xoắn khuẩn Leptospira cần làm sạch nguồn nước, vùng đất bị ô nhiễm; khu vực chăn nuôi phải xử lý tốt chất thải trước khi đổ ra nguồn sống chung.
Diệt chuột thường xuyên trong các khu dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và các khu cắm trại. Cách ly vật nuôi bị nhiễm khuẩn để phòng ngừa nước tiểu của súc vật bị bệnh làm ô nhiễm nơi ở, nơi làm việc và các khu cắm trại.
Tránh bơi lội ở những nơi có khả năng bị ô nhiễm và sử dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp khi phải làm việc ở nơi có khả năng bị ô nhiễm.
Những người làm các nghề có nguy cơ cao cần mang ủng, găng tay, tạp dề để tránh bị nhiễm bệnh…
Có thể dự phòng bằng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định cho những người nghi ngờ nhiễm bệnh khi có dịch.
Thu Hiền ( theo báo SK&ĐS)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn