Hội chứng GUYON (Hội chứng đường hầm xương trụ)

Thứ hai - 01/04/2024 23:50
Hội chứng kênh Guyon (còn gọi là hội chứng đường hầm xương trụ) ít gặp hơn hội chứng đường hầm cổ tay, do đó ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê tay và teo cơ trên lâm sàng tùy theo vị trí bị chèn ép.
Hội chứng kênh Guyon (còn gọi là hội chứng đường hầm xương trụ) ít gặp hơn hội chứng đường hầm cổ tay, do đó ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê tay và teo cơ trên lâm sàng tùy theo vị trí bị chèn ép. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của bàn tay.

Những nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng kênh Guyon là do chấn thương vùng cổ tay, công việc phải vận động cổ tay thường xuyên hoặc gan tay bị đè ép nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể bị teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon do các bệnh lý viêm xương khớp ở cổ tay, hạch chèn ép hoặc bệnh lý mạch máu...

Anh-tin-bai
Hội chứng đường hầm xương trụ

Hội chứng kênh Guyon sẽ xuất hiện trên cơ thể của người bệnh tùy thuộc vào vị trí chèn ép của dây thần kinh trụ với biểu hiện như sau:

• Trường hợp do chèn ép thân dây trụ: Người bệnh bị giảm cảm giác, tê bì tay ở ngón 5 và nửa ngón số 4 yếu. Nếu tổn thương nặng hơn sẽ dẫn đến triệu chứng bàn tay “vuốt trụ” (tình trạng đốt 1 của ngón 4 và ngón 5 duỗi ra, trong khi đó đốt 2 và đốt 3 gấp lại)

• Nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon: Người bệnh vẫn có cảm giác bình thường nhưng độ khéo léo của cử động bàn tay giảm, không thể dạng các ngón tay. Tương tự trường hợp do chèn ép thân dây trụ, người bệnh sẽ có triệu chứng bàn tay “vuốt trụ” nếu bệnh nặng.

• Tổn thương nhánh nông của dây trụ: Khi bị tổn thương nhánh nông của dây trụ, triệu chứng thường gặp là giảm cảm giác các ngón 4 và 5.

Các phương pháp chủ yếu dùng để điều trị teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon bao gồm:

• Điều trị bảo tồn: Với phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được bất động cổ tay, cố định cổ tay ở tư thế chức năng kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, tiêm steroid tại chỗ.

• Phẫu thuật: Khi điều trị bảo tồn không cho hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép của dây thần kinh trụ ở cổ tay. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật teo cơ bàn tay có thể gây ra biến chứng như tăng cảm lòng bàn tay, tê bì tay lâu ngày hoặc nhiễm trùng.

NL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dịch vụ khử trùng Môi trường trắc quan Khám sức khỏe người lao động

Thống kê

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,344
  • Tháng hiện tại108,035
  • Tổng lượt truy cập4,046,903

Liên kết web

cục quản lý chữa bệnh Bộ y tế cục y tế dự phòng Viện vệ sinh dịch tễ viện pasr Hồ chí minh Viện dinh dưỡng Sở Y Tế Nghệ An TMS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây