Bộ Y tế đề xuất nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực của Trung tâm Y tế huyện

Thứ ba - 23/04/2024 21:34
Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế cấp huyện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Trung tâm Y tế cấp huyện).

Thông tư này dự kiến áp dụng đối với các Trung tâm Y tế cấp huyện bao gồm cả những đơn vị hành chính cấp huyện đang có Bệnh viện đa khoa từ Hạng II trở lên đóng trên địa bàn.

Theo dự thảo, Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Anh-tin-bai
Các bác sĩ ở bệnh viện hướng dẫn cấp cứu Sản khoa cho bác sĩ ở Trung tâm y tế 

Trung tâm Y tế cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, vật tư y tế của chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế cấp huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Đối với những đơn vị hành chính cấp huyện đang có Bệnh viện đa khoa từ Hạng II trở lên đóng trên địa bàn thì Trung tâm Y tế cấp huyện ở nơi đó vẫn thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, khám sàng lọc, khám tư vấn, các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật và quản lý hoạt động của các trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám công lập (nếu có) trên địa bàn.

Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; về chăm sóc sức khỏe sinh sản; về an toàn thực phẩm; về dân số; thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện các hoạt động dịch vụ y tế trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và đáp ứng trình trạng khẩn cấp về y tế; tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức các hoạt động tư vấn, giáo dục, truyền thông, vận động nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, công tác dân số và phát triển trên địa bàn; thực hiện việc tiếp nhận, cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, phương tiện tránh thai, vaccine, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo quy định của cấp có thẩm quyền ở địa phương và quy định của pháp luật…

Cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế cấp huyện thế nào?

Theo dự thảo, Trung tâm Y tế cấp huyện có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế cấp huyện có 5 phòng chức năng: 1- Phòng Tổ chức - Hành chính; 2- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ (bao gồm cả lĩnh vực quản lý chất lượng, công tác xã hội); 3- Phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe; 4- Phòng Điều dưỡng; 5- Phòng Tài chính - Kế toán.

Các Khoa chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện gồm: 1- Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS; 2- Khoa Y tế công cộng; 3- Khoa An toàn thực phẩm; 4- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản; 5- Khoa Khám bệnh; 6- Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc; 7- Khoa Nội; 8- Khoa Ngoại; 9-Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức; 10- Khoa Nhi; 11- Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; 12- Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng; 13- Khoa Xét nghiệm; 14- Khoa Chẩn đoán hình ảnh; 15- Khoa Truyền nhiễm; 16- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; 17- Khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế; 18- Khoa Dinh dưỡng; 19- Khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.

Dự thảo nêu rõ, các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện gồm:

  • Trạm y tế xã, phường, thị trấn: Chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Phòng khám công lập (nếu có): Chức năng, nhiệm vụ của Phòng khám công lập do cấp có thẩm quyền quy định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương và theo quy định của pháp luật.

Nhân lực, tài chính cho Trung tâm Y tế cấp huyện

Theo dự thảo Thông tư, số lượng người làm việc của Trung tâm Y tế cấp huyện được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các tổ chức theo quy định tại Thông tư này và nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, Trung tâm Y tế cấp huyện xây dựng đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hằng năm xây dựng cơ cấu chức danh nghề nghiệp, xác định số lượng người làm việc, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về nguồn tài chính, theo dự thảo có các nguồn sau:

1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.

2. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.

3. Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.

4. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

5. Ngân sách nhà nước cấp kinh phí bảo đảm cho các hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ về y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, dân số; thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

6. Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Linh ( theo báo SK&ĐS )

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dịch vụ khử trùng Môi trường trắc quan Khám sức khỏe người lao động

Thống kê

  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay8,377
  • Tháng hiện tại148,696
  • Tổng lượt truy cập3,374,586

Liên kết web

cục quản lý chữa bệnh Bộ y tế cục y tế dự phòng Viện vệ sinh dịch tễ viện pasr Hồ chí minh Viện dinh dưỡng Sở Y Tế Nghệ An TMS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây