WHO TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP TOÀN CẦU ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM PHỒI DO VIRUS CORONA MỚI

Thứ năm - 30/01/2020 23:08
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC).

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC).
          Cuộc họp báo diễn ra lúc 3g sáng  ngày 31-1 (giờ Việt )  tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Vũ Hán - Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".
          Trước đó, Ủy ban khẩn cấp của WHO đã  họp kín, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus  nói: "Trong các tuần vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng khẩn cấp của một mầm bệnh chưa từng biết trước đó và bùng phát chưa từng có tiền lệ. Và mầm bệnh này cũng đã được nhiều nước phản ứng cũng theo cách chưa từng có tiền lệ" .
 
135
Cuộc họp báo của WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
 
          Tổng giám đốc WHO cho rằng, việc tuyên bố này không có nghĩa là WHO  không tin tưởng Trung Quốc. Việc WHO lo ngại nhất là khả năng virus này lan truyền đến các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhấn mạnh, ông không đồng ý, thậm chí phản đối việc áp đặt các hạn chế đi lại hoặc thương mại đối với Trung Quốc vì bệnh dịch này.
          Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) là một tuyên bố chính thức của WHO. PHEIC chỉ dùng cho những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động. Với việc thông qua tuyên bố PHEIC, WHO sẽ đưa ra các lời khuyên, gợi ý cho các quốc gia trong việc chống dịch bệnh, bao gồm ngăn chặn hoặc giảm các ca lây nhiễm xuyên biên giới, tránh các hoạt động thương mại và du lịch không cần thiết.
          Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus cũng cho rằng  Trung Quốc đã và đang triển khai các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. "Tốc độ mà Trung Quốc phát hiện ổ dịch, phân lập virus, giải trình tự bộ gen và chia sẻ nó với WHO và thế giới là rất ấn tượng, và không thể nói hết. Trung Quốc cam kết minh bạch và hỗ trợ các nước khác", ông nói. Thực tế là khi dịch bệnh xảy ra, Trung Quốc đã áp dụng  nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn vượt xa các yêu cầu trong việc xử lý các trường hợp khẩn cấp, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện không chỉ tốt cho quốc gia đó mà còn cho cả thế giới. Tuy nhiên hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang phát triển và cần thêm nhiều nghiên cứu hơn, và đặc biệt là các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém nên tăng cường phản ứng của họ, người đứng đầu WHO cho biết.
          Đây là tất cả các lý do đằng sau việc WHO ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Bên cạnh đó, đây còn là một bước đi cần thiết để có được những phản ứng cần thiết của các nhà khoa học, có được những nghiên cứu dựa trên bằng chứng và giúp các quốc gia khác có biện pháp khoa học phù hợp phòng chống dịch bệnh.
          Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 31/01/2020, trên Thế giới đã ghi nhận  9807 trường hợp mắc bệnh, 213 người đã tử vong (đều của Trung Quốc) vì chủng virus cúm Corona mới. Số người nhiễm bệnh gần gấp đôi số người mắc hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) đã từng gây dịch bệnh trên toàn cầu năm 2003.         
ThS. Nguyễn Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
          

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây