Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Nghệ Anhttps://cdcnghean.vn/uploads/text-07.png
Thứ ba - 19/11/2024 23:08
Huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho người lao động: Nền tảng đảm bảo an toàn lao động trong môi trường làm việc
Huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho người lao động: Nền tảng đảm bảo an toàn lao động trong môi trường làm việc
An toàn lao động luôn là yếu tố được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và sản xuất được đảm bảo hiệu quả. Trong đó, huấn luyện sơ cấp cứu là một nội dung thiết yếu giúp trang thiết bị kỹ năng ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn lao động.
Tầm quan trọng của huấn luyện sơ cấp
Theo thống kê, các tai nạn lao động như chấn thương, điện giật, ngạt thở hoặc bỏng, tai nạn do hóa chất thường xảy ra bất ngờ và cần sự can thiệp kịp thời từ đội ngũ sơ cấp cứu tại chỗ. Việc có một đội ngũ lao động được đào tạo bài bản và huấn luyện thường xuyên có thể giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thương và nâng cao cơ hội sống cho nạn nhân. Kỹ năng sơ cấp cứu vững vàng sẽ giúp người lao động có thể phản ứng nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp tại nơi làm việc, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bản thân cũng như đồng nghiệp, đồng thời giảm thiểu các hậu quả đáng tiếc. Nội dung và thời gian huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động Căn cứ theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định nội dung huấn luyện sơ cứu cấp cứu và huấn luyện lại hằng năm thực hiện như sau: I. Huấn luyện lần đầu Thời gian huấn luyện: - Đối với người lao động: 4 giờ; - Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày). Nội dung huấn luyện: 1. Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ 2. Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó) 3. Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời) 4. Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương) 5. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi) 6. Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ) 7. Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu 8. Các hình thức cấp cứu: - Cấp cứu điện giật - Cấp cứu đuối nước - Cấp cứu tai nạn do hóa chất 9. Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu 10. Thực hành chung cho các nội dung II. Huấn luyện lại hằng năm Nội dung huấn luyện thực hiện theo quy định tại mục 1 với thời gian như sau: - Đối với người lao động: 2 giờ; - Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày). Theo đó, nội dung huấn luyện sơ cứu cấp cứu lao động được quy định như huấn luyện lần đầu.
Tóm lại, việc tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho người lao động là công việc quan trọng và không thể thiếu mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nó không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng lao động. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị cần có quy định chặt chẽ về huấn luyện an toàn viên, trang thiết bị và tổ chức lực lượng sơ cứu để đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Trần Quỳnh