Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đại diện các tổ chức, dự án hỗ trợ chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Thứ ba - 28/03/2023 05:23
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đại diện các tổ chức, dự án hỗ trợ chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 2 tỉnh Bình Dương và Hải Phòng tham quan, chia sẽ kinh nghiệm triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội tại Nghệ An
Ngày 27/3/2023 đoàn công tác Cục phòng, chống HIV/AIDS do Thạc sỹ Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS trưởng đoàn làm việc tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An nhằm tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội phòng, chống HIV/AIDS, đi cùng đoàn có đại diện các dự án hỗ trợ chương trình PC HIV/AIDS tại Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng.
DSCKII. Trần Minh Tuệ, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An phát biểu và nêu quan điểm triển khai triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội tại Nghệ An
Nghệ An triển khai mô hình thí điểm mô hình hợp đồng xã hội từ năm 2028, là tỉnh đầu tiên triển khai thí điểm mô hình này và đạt hiệu quả tốt. Việc thí điểm mô hình hợp đồng xã hội nhằm phát huy tối đa lợi thế của các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng (CBO), mô hình này chi trả theo hiệu suất tìm ca dương tính HIV mới, khuyến khích CBO chủ động sáng tạo trong tìm ca, bản chất do nhóm CBO chủ động sàng lọc đối tượng tốt nên đạt hiệu suất cao.
ThS. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS tuyên bố lý do và khai mạc buổi làm việc về việc triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội tại tỉnh Nghệ An
Qua thời gian triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội tại Nghệ An, kết quả triển khai đã phát hiện được rất nghiều người nhiễm HIV mới, hỗ trợ rất nhiều người được tham gia điều trị bằng thuốc ARV, hỗ trợ cho bệnh nhân tham gia điều trị tuân thủ tốt, nâng cao nhận thức của người nguy cơ cao về các đường lây nhiễm HIV, cách phòng tránh, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, lợi ích của việc xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc ARV và điều trị Methadone cũng như lợi ích của điều trị trước phơi nhiễm PrEP... Riêng tính từ 10/2021 đến tháng 9/2022 kết quả triển khai đã tìm ra 236 ca dương tính mới; kết nối chuyển gửi thành công vào điều trị ARV mới 159 bệnh nhân, hỗ trợ 739 ca vào điều trị và điều trị lại, hỗ trợ 385 bệnh nhân có nguy cơ bỏ trị thực hiện tuân thủ điều trị, hỗ trợ rất nhiều người nguy cơ cao lây nhiễm HIV tham gia điều trị Methadone, PrEP…
ThS. Phạm đình Du, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia sẽ triển khai thí điểm mô hình hợp đồng xã hội tại
Nghệ An
Đánh giá cao vai trò hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng (CBO), DSCKII Trần Minh Tuệ - Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An chia sẻ: Các doanh nghiệp xã hội, tổ chức xã hội hoạt động vì cộng đồng, các nhóm CBO họ có lợi thế đi tiếp cận truyền thông, tư vấn cho những người có hành vi nguy cơ, biết được đối tượng và nhu cầu của họ, qua đó cung cấp các dịch vụ can thiệp giảm tác hại như bơm kim tiêm, bao cao su, chất bôi trơn; đồng thời cũng có thể xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng bằng test nhanh. Bên cạnh tích cực tìm ca mới, họ có thể dễ dàng tiếp cận giới thiệu khách hàng là người nhiễm HIV đến cơ sở điều trị ARV sớm, người chưa nhiễm dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) ….. Tại buổi làm việc phía Nghệ An đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cũng như quy trình đấu thầu trong quá trình triển khai mô hình. Qua đó, giúp cho tỉnh bạn rút ra được những bài học, kinh nghiệm hữu ích khi về triển khai tại tỉnh nhà.

Cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS tại các tỉnh chia sẽ kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong quá trình thực hiện mô hình.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS ước tính, các tổ chức xã hội có thể đóng góp từ 25 - 50% trong việc cung cấp một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Chính vì vậy cần mở rộng việc thực hiện mô hình hợp đồng xã hội thực hiện phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới. Trong đó, Nhà nước cần đưa ra các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và hỗ trợ để các tổ chức xã hội có thể tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, bố trí nguồn lực và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các tổ chức xã hội ký hợp đồng và sử dụng nguồn vốn trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Có cơ chế hợp đồng và giám sát dịch vụ chặt chẽ, minh bạch để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn công cho các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ. Nâng cao năng lực để đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và có đủ kinh nghiệm để cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả.
Cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An chia sẽ kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong quá trình thực hiện mô hình.
Kết thúc chuyến làm việc, DSCK2. Trần Minh Tuệ, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cảm ơn sự quan tâm của Cục phòng, chống HIV/AIDS việt nam, các tổ chức quốc tế (Đại diện tổ chức CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại diện dự án EPIC/CDC, Đại diện dự án EPIC/FHI, Đại diện dự án ECLIPSE) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 2 tỉnh Bình Dương và Hải Phòng thăm và làm việc, chia sẽ kinh nghiệm tại Nghệ An lần này, mong rằng sau chuyến làm việc, Nghệ An và các tỉnh bạn sẽ triển khai tốt hơn các hoạt động hợp đồng xã hội góp phần trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030.
 Đặng Tiến 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây