Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp và mạn tính trong y học cổ truyền

Thứ sáu - 19/04/2024 03:17

Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp và mạn tính trong y học cổ truyền

Bệnh viêm kết mạc hay thường gọi là đau mắt cấp tính, đau mắt đỏ (vì có sưng đỏ) hoặc đau mắt gió (vì ra gió thường bị chảy nước mắt).

Bệnh viêm kết mạc hay thường gọi là đau mắt cấp tính, đau mắt đỏ (vì có sưng đỏ) hoặc đau mắt gió (vì ra gió thường bị chảy nước mắt).

Bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Ở giai đoạn cấp tính nếu không xử trí đúng cách có thể chuyển sang mạn tính .

Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp và mạn tính trong y học cổ truyền- Ảnh 1.

Theo y học cổ truyền, vì bệnh phát triển một cách nhanh chóng lên được gọi là bạo phong khách nhiệt. Bệnh có dấu hiệu mắt sưng đỏ, mắt đau nên còn được gọi là hỏa nhãn.

Bệnh có tính chất lây lan thành dịch, nhiều người cùng bị, vì vậy cũng được gọi là thiên hành xích mục.

Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp hai loại :

Cấp tính:

Phát bệnh nhanh, tròng mắt sưng đỏ, nóng, nhiều dử nghèn, sợ ánh sáng, nhìn không rõ, mi mắt hơi sưng, mũi nghẹt, mũi chảy nước, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng mạch phù sác.

Mạn tính

Tròng trắng mắt dày lên, nhiều tia máu, ngứa nhặm, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn lâu mắt mỏi, nóng, khô, sợ ánh sáng. Bệnh thường kèm mệt nhọc toàn thân, người nóng, nhức đầu táo bón, tiểu í , rêu lưỡi vang, mạch sác.

Thường bị một mắt sang đó lây sang mắt bên kia .

Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp và mạn tính trong y học cổ truyền- Ảnh 2.

Nguyên nhân

Theo YHCT, lòng trắng của mắt thuộc tạng phế, 2 bên khóe mắt thuộc tạng Tâm.

Phế và mắt

Phế lấy khí làm gốc, khí hòa mắt tinh. Có câu "phế chủ khí, khí điều tắc dinh vệ tạng phủ vô bệnh". Phế khí điều hòa thì mắt nhìn rõ vạn vật, chức năng phế chủ khí bất túc thì mắt nhìn tối không rõ.

Phế chủ tuyên phát, nhãn lạc thông sướng. Nếu tuyên phát thất thường khí cơ không lợi, huyết hành ngưng trệ hoặc thủy dịch không giáng thì mắt đỏ, sưng phù.

Tâm và mắt

Tâm chủ huyết mạch, mạch thuộc mắt, tâm khí sung túc, huyết mạch điều hòa, mắt mới có thể nhìn.

Tâm chủ thần minh, mắt là do tâm. Trong trung y vọng mắt tìm thần là căn bản của lý luận chẩn đoán đông y. Nếu tâm thần rối loạn thì mắt không nhận ra người. Tâm bất ngờ sợ hãi sinh ra ảo giác, nếu tâm dương bất túc thần quang không thể phát ra thì gây cận thị.

Tâm chủ huyết dịch, huyết nuôi dưỡng con ngươi.

Khi tạng - tâm có nhiệt lại thêm nhiệt độc bên ngoài xâm phạm làm cho nhiệt uất lại gây nên mắt sưng, đau, đỏ. Nếu nhiệt không được giải trừ sẽ tụ lại, chuyển thành mạn tính .

+ Cấp tính thường do phong nhiệt , dịch độc xâm phạm vào Phế gây nên.

+ Mạn tính: Do phế và tỳ tích nhiệt gây nên .

Điều trị

Có hai phương pháp điều trị dành cho cấp tính và mạn tính.

Cấp tính: sơ phong, tán tà, giải độc.

Mạn tính: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, tán tà.

Phương thuốc:

- Cấp tính: Dùng bài giải độc tiêu thũng thang tán phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm kết mạc cấp dịch độc.

- Mạn tính: Dùng bài thuốc mục lưu khí thang nhằm minh mục lưu khí thang, tiêu viêm minh mục tán. Đồng thời dùng rễ hoàng đăng, sắc thêm nước để xông hơi vài mắt, nước ấm rửa mắt.

- Châm cứu: Trường hợp mạn tính có thể kết hợp châm cứu, chích nặn.

Thái Thuý (theo Báo SK&ĐS)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây