Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em vùng dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu

Thứ hai - 06/11/2023 20:06
Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau 2 năm thực hiện đã gặt hái nhiều thành tựu.

Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau 2 năm thực hiện đã gặt hái nhiều thành tựu.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em

Ngày 6/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo sơ kết triển khai nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Nội dung này nằm trong khuôn khổ Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. 

Hội thảo có sự tham dự của 21 tỉnh/thành phố phía Bắc được tổ chức nhằm rà soát, kiểm điểm, đánh giá tiến độ triển khai các nội dung về "Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực của người dân tộc thiểu số" giai đoạn 2022-2023 thuộc Dự án 7 giai đoạn năm 2022-2023. Thảo luận, giải đáp và thống nhất các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình tại địa phương và hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động, theo dõi, giám sát, đánh giá năm 2024.

Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em vùng dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu - Ảnh 2.
Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo sơ kết triển khai nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em ngày 6/11/2023.

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 là 90% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế/có sự trợ giúp của cán bộ y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm dưới 5%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%; Giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi khu vực miền núi xuống còn 17‰.

Kết quả triển khai ở trung ương năm 2022-2023, đã đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 63 tỉnh/thành phố; Ban hành Quyết định số 2869/QĐ-BYT ngày 13/07/2023 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 39 tỉnh/thành phố tại Hà Giang và Thừa Thiên Huế;  Triển khai mô hình điểm về Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại 2 tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.

Nhóm hoạt động "Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em" gồm thực hiện khảo sát, điều tra tử vong mẹ, tử vong trẻ em tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi (đang thực hiện); Tập huấn về thẩm định tử vong mẹ (Theo quyết định 4194) cho 31 học viên khu vực phía bắc; Triển khai 4 gói chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em gồm trước sinh, trong sinh, sau sinh và gói chăm sóc trẻ em. 

Nhóm hoạt động "Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ trẻ em", tổ chức 05 lớp tập huấn cán bộ tuyến tỉnh về kỹ năng truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho 39 tỉnh thuộc chương trình; Ban hành công văn số 4052/BYT-BMTE ngày 29/6/2023 Hướng dẫn các địa phương triển khai Tuần lễ làm mẹ an toàn (01- 07/10/2023); Tổ chức lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 cấp trung ương tại tỉnh Hòa Bình; Triển khai thí điểm 02 mô hình góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em dựa vào cộng đồng tại Hà Giang.

Triển khai thí điểm mô hình góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại trường phổ thông dân tộc nội trú tại Đắk Nông. Xây dựng các thông điệp truyền thông và hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động hưởng ứng chiến dịch truyền thông trong ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6), Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (1-7/8);

Tổ chức thực hiện sản xuất các tài liệu truyền thông gồm 15 video/audio clip truyền thông; 10 talkshow; hơn 300 tin, bài, ảnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên nền tảng Báo Sức khỏe và Đời sống. In 10.000 áp phích và 2.000 tranh lật mẫu (04 loại và 01 tranh lật) về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em gửi địa phương.

Tại địa phương, nhóm hoạt động "Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ, đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về: chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Tập huấn được 566 cán bộ tuyến huyện, 2.870 cán bộ tuyến xã làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, 8.456 y tế thôn bản được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 đầu đời; 311 mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được triển khai tại các xã khu vực III;  Hơn 79.000 phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt, 1469 trẻ suy dinh từ 6-23 tháng dưỡng được nhận bổ sung gói đa vi chất.

Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em vùng dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu - Ảnh 4.
Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Viện Dinh dưỡng, đáp các thắc mắc của địa phương về triển khai Dự án 7.

Nhóm hoạt động "Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em". tham gia tập huấn TOT (tập huấn viên nguồn) về chăm sóc trước, trong và sau sinh; Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ từ 0-24 tháng; Đào tạo được 269 cán bộ tuyến huyện, 1472 cán bộ tuyến xã, 523 cô đỡ thông bản về chăm sóc trước, trong và sau sinh; Hỗ trợ cho:155 nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản khi thực hiện đỡ đẻ tại nhà. 646 nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản khi chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà; Hỗ trợ phụ cấp hằng tháng cho 1316 cô đỡ thôn bản đang hoạt động;  Mua và cấp được 149 túi dụng cụ cô đỡ thôn bản cho 149 cô đỡ thôn bản hoạt động (Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Đắk Nông),...; Tập huấn được 26 cán bộ tuyến huyện, 111 cán bộ tuyến xã về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ từ 0-24 tháng.

Chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, dù đạt được nhiều thành tựu song Chương trình cũng gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Tiến độ phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân vốn còn chậm, kinh phí thực hiện năm 2022 phải chuyển sang năm 2023 thực hiện tiếp; Tại một số địa phương kinh phí phân bổ cho nội dung ít, không đủ để triển khai hết các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế như mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế: Que thử Protein niệu, gói đỡ đẻ sạch, túi dụng cụ cô đỡ thôn bản, cân, thước đo, tài liệu truyền thông, loa, đài.

Các địa phương, nhất là tuyến huyện/xã, nhiều nơi chưa thực sự đủ năng lực để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, triển khai hoạt động theo phân cấp quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, trong khi tuyến tỉnh lại chưa tổ chức được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ.Một số tài liệu hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế được ban hành đã lâu và mới được cập nhật kịp thời (VD như Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng...) quyết định 3452/QĐ-BYT ngày 06/9/2023 về thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thay thế quyết định 1768/QĐ_BYT ngày 30/6/2022.

Mặc dù trong Thông tư 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng như Quyết định 2415/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chi trả phụ cấp hằng tháng cho cô đỡ thôn bản nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện chi trả phụ cấp cho cô đỡ thôn bản đang hoạt động. Tương tự, nội dung và mức chi thực hiện 4 gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã được quy định rõ ràng tại Thông tư 55/2023/TT-BTC nhưng còn nhiều địa phương chưa thực hiện.

Năm 2024, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em sẽ Chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia để địa phương có các biện pháp tháo gỡ kịp thời; Xây dựng kế hoạch và triển khai sớm các hoạt động của Chương trình;  Ưu tiên bố trí kinh phí để các tỉnh miền núi khó khăn có điều kiện triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động của Chương trình;  Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các địa phương triển khai điều chỉnh mở rộng địa bàn triển khai và bổ sung thêm một số nội dung chi hỗ trợ cho phụ nữ trong 4 gói dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau khi sinh, chăm sóc sức khỏe trẻ em trong khuôn khổ của Dự án 7 và Dự án 8 nhằm đảm bảo các gói được triển khai đồng bộ; 

Rà soát, chỉnh sửa các tài liệu hướng dẫn chuyên môn giúp tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến trong công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Tăng cường giám sát quá trình thực hiện cũng như các chỉ số kết quả thực hiện chương trình tại các địa phương theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc.
 

Thái Thuý (Theo SK&ĐS)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây