CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO nCoV

Thứ hai - 27/01/2020 04:37
Theo thông tin từ Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Việt Nam, đến ngày 26/01/2020, thế giới đã ghi nhận 2.019 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó có 56 trường hợp tử vong (đều tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và có 01 trường hợp là cán bộ y tế). So với ngày 25/01/2020, số ca mắc tăng 719 trường hợp, số trường hợp tử vong tăng 15 trường hợp.

Theo thông tin từ Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Việt Nam, đến ngày 26/01/2020, thế giới đã ghi nhận 2.019 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó có 56 trường hợp tử vong (đều tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và có 01 trường hợp là cán bộ y tế). So với ngày 25/01/2020, số ca mắc tăng 719 trường hợp, số trường hợp tử vong tăng 15 trường hợp.

Bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) (còn gọi là Bệnh viêm phổi lạ Vũ Hán) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, được ghi nhận đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán và nhiều thành phố khác nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, nhiều người đã rời thành phố trước đó, và số khác bỏ đi ngay trước lệnh phong tỏa.

Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền. Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

       Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 1-14 ngày và một số bệnh nhân có thân nhiệt bình thường nên có những người mang mầm bệnh “tiềm ẩn. Cơ quan chức năng không loại trừ khả năng vi rút biến thể trong tương lai và lây lan đến mọi nhóm tuổi. Đến nay, phần lớn người nhiễm bệnh viêm phổi lạ nằm trong độ tuổi từ 40-60, dù vẫn có những bệnh nhân ở nhóm tuổi khác.

Để chủ động dự phòng mắc bệnh, Cục y tế dự phòng - Bộ y tế khuyến cáo:

- Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.   

- Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

- Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai các ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov, bao gồm:

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan triển khai Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

  • Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (sân bay, bến cảng) 24/24 giờ. Tăng cường giám sát tại cộng đồng, thực hiện tốt quy trình xử lý, cách ly.

  • Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chỉ đạo Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sảnh - Nhi thực hiện nghiêm túc, công tác phân luồng, cách ly và điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, hạn chế thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra và không để lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế.

  • Chuẩn bị sẵn các nguồn lực, đảm bảo cung cấp thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị; có phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.

  • Công bố số điện thoại, đường dây nóng của lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị có liên quan. Có các khuyến cáo, biện pháp phòng, chống dịch đến người dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây