U máu trong gan có nguy hiểm?

Thứ tư - 24/04/2024 04:31

U máu trong gan có nguy hiểm?

U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 - 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm. Chúng có nguồn gốc bẩm sinh và hiếm thấy có ung thư hóa.

U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 - 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm. Chúng có nguồn gốc bẩm sinh và hiếm thấy có ung thư hóa.

U máu trong gan là gì? U máu trong gan có nguy hiểm không?

U máu gan là một khối u lành tính trong gan, được tạo ra từ một mớ mạch máu trong gan hoặc bề mặt gan bị rối. Bệnh không có nguy cơ phát triển thành ung thư. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới.

U máu có thể là một khối hoặc nhiều khối, thường có kích thước nhỏ, không quá 5cm, hay xuất hiện ở gan phải và dưới bao gan. U máu trong gan thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện. Chúng thường được phát hiện tình cờ khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, chụp cắt lớp hoặc siêu âm

U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 – 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm.
U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 – 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm.


U máu trong gan kích thước nhỏ sẽ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu những u này phát triển lớn hơn sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh. Đối với phụ nữ mang thai nội tiết tố nữ estrogen tăng cao sẽ khiến u máu phát triển to hơn, u máu lan lan rộng thì họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng, trong đó tổn thương gan là biến chứng dễ thấy nhất ở bệnh nhân bị u máu trong gan. 

Đơn giản là bởi vì khi gan xuất hiện những khối u thì chức năng đào thải độc tố của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều, từ đó, sức khỏe của người bệnh bị suy giảm.

Triệu chứng u máu trong gan

Triệu chứng lâm sàng của u gan thường nghèo nàn và không đặc hiệu:
Đau tức hạ sườn phải do khối u gây căng giãn bao glisson hoặc do chèn ép.

  • Ăn kém, gầy sút cân.
  • Hiếm khi có các triệu chứng tắc mật do khối u chèn ép vào đường mật.
  • Hiếm gặp một số trường hợp bệnh nhân đến viện vì biến chứng của u như u vỡ gây chảy máu trong ổ bụng, hoại tử u gây sốt và đau nhiều hoặc có khi u áp xe gây viêm phúc mạc.

Triệu chứng thực thể:

  • Gan to do khối u có kích thước lớn.
  • Thiếu máu: hiếm gặp, khi u vỡ gây chảy máu hoặc u lớn có chảy máu trong u.
  • Hội chứng vàng da do tắc mật khi u kích thước lớn gây chèn ép đường mật.
  • Một số bệnh nhân đến viện vì khám sức khỏe định kỳ hay vì bệnh lý cơ quan khác, tình cờ phát hiện u gan, không có triệu chứng gì trước đó.

Điều trị u máu trong gan

Hầu hết mọi người không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp một khối u máu gan sẽ không bao giờ phát triển và sẽ không bao giờ gây ra vấn đề. Có thể lên lịch theo dõi để kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần cho sự tăng trưởng khối u máu gan nếu khối u máu gan lớn

Nếu khối u máu gan phát triển đủ lớn đẩy vào cấu trúc gần đó trong bụng, nó có thể gây ra các triệu chứng báo hiệu cần điều trị.
Nếu khối u máu gan phát triển đủ lớn đẩy vào cấu trúc gần đó trong bụng, nó có thể gây ra các triệu chứng báo hiệu cần điều trị.


Đều trị cho u máu gan gây ra các dấu hiệu và triệu chứngNếu khối u máu gan phát triển đủ lớn đẩy vào cấu trúc gần đó trong bụng, nó có thể gây ra các triệu chứng báo hiệu cần điều trị. Điều trị u máu gan phụ thuộc vị trí và kích thước của khối u máu gan, sức khỏe tổng thể bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị:

  • Phẫu thuật để loại bỏ các khối u máu gan. Nếu khối u máu gan có thể dễ dàng tách ra khỏi gan, đề nghị phẫu thuật để loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ một phần của gan, trong đó có khối u máu gan. Trong một số trường hợp, khi khối u máu ở vị trí khó khăn, cần phải loại bỏ một phần gan cùng với các khối u máu gan.
  • Phẫu thuật cấy ghép gan. Trong những tình huống rất hiếm, nếu có một khối u máu gan rất lớn hoặc nhiều u mạch máu mà không thể được điều trị bằng các phương tiện khác, có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ gan và thay thế nó bằng một gan từ người khác.
  • Ngăn chặn lưu lượng máu đến khối u máu gan. Nếu không có một nguồn cung cấp máu, khối u máu gan có thể ngừng phát triển hoặc thu nhỏ. Có hai cách để ngăn chặn dòng chảy của máu.
  • Buộc ra khỏi động mạch chính (thắt động mạch gan).
  • Tiêm thuốc vào động mạch để ngăn chặn nó (thuyên tắc động mạch).
  • Liệu pháp xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng mạnh, chẳng hạn như X-quang, làm tổn hại đến các tế bào của khối u máu gan. Điều trị này ít được sử dụng.
Thu Hiến ( theo báo SK&ĐS)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây