
Hiện chương trình PrEP đã được triển khai tại tại 29 tỉnh, thành phố với 219 cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP (cả nhà nước và tư nhân). Tính đến tháng 12/2023, toàn quốc đã điều trị PrEP cho 67.183 khách hàng. Tỷ lệ khách hàng duy trì trên 3 tháng là 77,7%. Trong tổng số khách hàng PrEP, có khoảng 81% số khách hàng là MSM và ở độ tuổi rất trẻ, khoảng 18- dưới 40 tuổi. Tại Nghệ An đến quý II/2024, toàn tỉnh có 2450 khách hàng sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo. Khách hàng đang sử dụng PrEP cuối kỳ báo cáo là 1392, Tỷ lệ phần trăm những người sử dụng PrEP duy trì điều trị đạt 72,2%. Khách hàng đang sử dụng PrEP sẽ được xét nghiệm HIV miễn phí 3 tháng một lần, bên cạnh đó khách hàng còn được miễn phí các xét nghiệm như: HBsAg, HCV, Creatinin, Lậu, Giang mai, Chlamydia ….Để chương trình PrEP đạt được hiệu quả,hoạt động truyền thông tạo cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bên cạnh việc tuyên truyền theo phương pháp truyền thống, thì hoạt động truyền thông qua mạng xã hội cũng là kênh rất hiệu quả và phù hợp với xu thế hiện nay, nhất là đối với giới trẻ. Vì vậy, việc xây dựng nội dung truyền thông hấp dẫn, phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, kết hợp nhiều mạng xã hội khá nhau như facebook, zalo, tiktok…là hết sức cần thiêt. Qua đó tạo ra được hình ảnh ấn tượng, thân thiện với người dùng mạng xã hội, thu hút họ tham gia chương trình.
Bên cạnh việc tuyên truyền theo phương pháp truyền thống, thì hoạt động truyền thông qua mạng xã hội cũng là kênh rất hiệu quả và phù hợp với xu thế hiện nay, nhất là đối với giới trẻ. Vì vậy, việc xây dựng nội dung truyền thông hấp dẫn, phù hợp với nhóm đối tượng trẻ, kết hợp nhiều mạng xã hội khá nhau như facebook, zalo, tiktok…là hết sức cần thiêt. Qua đó tạo ra được hình ảnh ấn tượng, thân thiện với người dùng mạng xã hội, thu hút họ tham gia chương trình.

Những năm gần đây, do hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi, chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên trẻ, HIV lây nhiễm chuyển dịch qua đường tình dục và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), do đó, việc thay đổi cả hình thức cũng như nội dung truyền thông tạo cầu, với thông điệp truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu mang đến cho đối tượng cảm giác an toàn là hết sức cần thiết. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cũng như các cơ sở điều trị PrEP, đặc biệt là phòng khám Glink đã luôn phối hợp, trao đổi chặt chẽ với nhau về nội dung hoạt động truyền thông tạo cầu để có những thông điệp, hình thức mới lạ thu hút người nghe, người xem. Hoạt động truyền thông trực tiếp chủ yếu tổ chức các trò chơi tìm hiểu về HIV/AIDS, PrEP, an toàn tình dục…trò chơi đươc chia thành từng nhóm, nhóm nào trả lời đúng hơn sẽ có thưởng. Phần thưởng dù không lớn, chủ yếu là đồ vật lưu niệm, nhưng nhờ đó mà các bạn tham gia nhiệt thành, hứng thú và bổ ích hơn, đọng lại được nhiều kiến thức phòng, chống HIV mà các bạn khó có thể quên được. Bạn Tạ Thị H. là nhân viên phục vụ tại Quán Karaoke chia sẻ: “Em rất vui khi được tham gia một buổi truyền thông về HIV bổ ích như thế này. Em được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về HIV, về những nguy cơ và các biện pháp dự phòng. Điều mà từ trước tới nay chưa được tham gia bao giờ. Em hy vọng sẽ tiếp tục có nhiều buổi tuyên truyền hay như thế này để em và các bạn có thể biết cách bảo vệ bản thân mình, gia đình và mọi người”.

Bên cạnh truyền thông cho đối tượng nguy cơ cao, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn mở rộng truyền thông sâu rộng cho đối tượng là sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Các bạn tham dự được trang bị kiến thức cơ bản về PrEP, những lợi ích và tính hiệu quả của chương trình PrEP. Ngoài ra, các bạn sinh viên tham gia buổi truyền thông được giới thiệu sinh phẩm test nhanh HIV và cách đăng ký đặt test trên trang web: tuxetnghiem.vn. Anh Lê Sơn, Bí thư đoàn Trường Đại học kinh tế Nghệ An cho biết: Trường chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị y tế tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng bệnh qua đường tình dục, HIV…Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các bạn sinh viên được tham gia buổi truyền thông về dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Đây là một kiến thức mới, nên các bạn trẻ tỏ ra rất hào ứng và lý thú, bởi phương pháp truyền thông mới lạ, vừa chơi vừa học”. Tương tự bạn Ngô Thanh Huyền, sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh tâm sự: “Em rất vui khi em cùng các bạn đoàn viên trong trường có cơ hội được nghe một buổi truyền thông về HIV bổ ích như thế này, các bạn được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về HIV, về những nguy cơ và các biện pháp dự phòng. Em nghĩ cần tiếp tục có những chương trình bổ ích như thế này nhiều hơn nữa. Đặc biệt, lần đầu tiên chúng em còn được hướng dẫn tự xét nghiệm HIV online trực tuyến tại nhà bằng cách truy cập vào website https://tuxetnghiem.vn
để được hướng dẫn đánh giá nguy cơ của bản thân thông qua bộ câu hỏi, nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV thì sẽ được hệ thống gợi ý đăng ký tài khoản để được nhận kit test miễn phí và được hướng dẫn cách tự xét nghiệm tại nhà. Buổi truyền thông là dịp để em và các bạn sinh viên cập nhật và bổ sung các kiến thức cần thiết về phòng chống HIV/AIDS, tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân”.
để được hướng dẫn đánh giá nguy cơ của bản thân thông qua bộ câu hỏi, nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV thì sẽ được hệ thống gợi ý đăng ký tài khoản để được nhận kit test miễn phí và được hướng dẫn cách tự xét nghiệm tại nhà. Buổi truyền thông là dịp để em và các bạn sinh viên cập nhật và bổ sung các kiến thức cần thiết về phòng chống HIV/AIDS, tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân”.
Có thể nói trong bất cứ lĩnh vực nào, truyền thông luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, có sức mạnh rất lớn cho sự thành công của lĩnh vực đó, trong đó có chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Khi truyền thông tốt thì chúng ta sẽ bảo đảm được những kết quả bền vững, qua đó góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
VT