Cột mốc quan trọng này sẽ góp phần cải thiện nguồn cung vaccine HPV bền vững, cho phép nhiều bé gái hơn được tiếp cận với vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết, không giống như hầu hết các loại ung thư khác, chúng ta có khả năng loại bỏ ung thư cổ tử cung. Bằng cách thêm một lựa chọn nữa cho lịch tiêm vaccine HPV một liều, chúng ta đã tiến thêm một bước nữa đến việc đưa ung thư cổ tử cung vào lịch sử.
Hơn 95% trong số 660.000 ca ung thư cổ tử cung xảy ra trên toàn cầu mỗi năm là do HPV gây ra. Cứ 2 phút có 1 phụ nữ tử vong do căn bệnh có thể phòng ngừa này trên toàn cầu và 90% số ca tử vong này xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong số 20 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ung thư cổ tử cung, có 19 quốc gia ở Châu Phi.
Việc triển khai vaccine HPV đã bị cản trở do tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu kể từ năm 2018 và những thách thức về sản xuất mà một trong những nhà sản xuất gặp phải vào đầu năm nay đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt thêm, có khả năng ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em gái cần tiêm vaccine HPV ở Châu Phi và Châu Á.
Dữ liệu toàn cầu công bố ngày 15/7/2024 cho thấy, tỷ lệ tiêm vaccine HPV một liều ở trẻ em gái từ 9-14 tuổi đã tăng từ 20% vào năm 2022 lên 27% vào năm 2023.
Năm 2023, 37 quốc gia đã triển khai lịch tiêm một liều. Tính đến ngày 10/9/2024, 57 quốc gia đang triển khai lịch tiêm một liều. WHO ước tính rằng việc áp dụng lịch tiêm một liều đã giúp ít nhất 6 triệu trẻ em gái được tiêm vaccine HPV vào năm 2023.
Đầu năm nay, các quốc gia và đối tác đã cam kết gần 600 triệu USD tài trợ mới cho mục tiêu xóa bỏ ung thư cổ tử cung. Nguồn tài trợ bao gồm 180 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Bill & Melinda Gates, 10 triệu đô la Mỹ từ UNICEF và 400 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Thế giới. Cùng với cam kết liên tục mạnh mẽ của Gavi, các khoản đầu tư này sẽ giúp đẩy nhanh việc triển khai và tăng cường phạm vi bao phủ của vaccine HPV ở trẻ em gái vào năm 2030.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn