Nhiều trẻ sơ sinh bị thiếu máu làm cho bố mẹ lo lắng về đứa con bé bỏng của mình. Tuy nhiên, liệu có cần điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh? Nguyên nhân nào trẻ bị thiếu máu? Làm sao để biết con mình đang bị thiếu máu?
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Các tế bào hồng cầu chứa hemoglobin. Đây là một loại protein làm cho máu có màu đỏ và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Đồng thời, các tế bào hồng cầu sẽ mang CO2 ra khỏi các mô và trở lại phổi. Khi số lượng tế bào hồng cầu quá thấp, máu mang ít oxy hơn. Trẻ có thể mệt mỏi và suy nhược.
Bên cạnh đó, tủy xương có vai trò tạo ra các tế bào máu. Thông thường, ở trẻ vừa mới sinh cho đến 3 – 4 tuần tuổi, tủy xương tạo ra rất ít tế bào hồng cầu mới. Do đó, trẻ sẽ có sự giảm nhẹ số lượng hồng cầu trong 2 đến 3 tháng đầu đời. Đây gọi là tình trạng thiếu máu sinh lý.
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có rất nhiều lý do. Chúng có thể bao gồm:
Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị thiếu máu trong vài tháng đầu đời. Đây được gọi là thiếu máu sinh lý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu này là do cơ thể bé phát triển nhanh. Tủy xương chưa kịp sản xuất đủ hồng cầu cho cơ thể.
Vấn đề này thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và bé không phù hợp. Điều này làm các tế bào hồng cầu của trẻ bị phá hủy nhanh chóng bởi các kháng thể từ máu của mẹ. Những em bé này thường bị vàng da (tăng bilirubin máu).
Không chỉ vậy, thiếu máu ở trẻ sơ sinh cũng có thể do nhiễm trùng hoặc rối loạn di truyền.
Thường xuyên lấy máu trẻ sơ sinh bị ốm cũng có thể góp phần gây ra bệnh thiếu máu. Máu được lấy ra mà cơ thể không sản xuất kịp để bù lại gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Mất máu cũng có thể xảy ra ở trẻ thiếu hụt vitamin K . Vitamin K là chất giúp cơ thể hình thành cục máu đông và giúp kiểm soát chảy máu. Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh, đặc trưng là dễ bị chảy máu. Để ngăn ngừa chảy máu, trẻ sơ sinh thường được tiêm vitamin K khi mới sinh.
Các nguyên nhân khác bao gồm: chảy máu bên trong và việc truyền máu giữa em bé và mẹ khi em bé còn trong bụng mẹ.
Trẻ sinh non có số lượng hồng cầu thấp hơn. Các tế bào hồng cầu này cũng có tuổi thọ ngắn hơn so với các tế bào hồng cầu của trẻ sinh đủ tháng. Đây được gọi là thiếu máu khi sinh non.
Thiếu máu sinh non thường ảnh hưởng đến trẻ có tuổi thai dưới 32 tuần và trẻ phải nằm viện nhiều ngày.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị thiếu máu nhẹ hoặc trung bình thường không có triệu chứng. Thiếu máu mức độ trung bình có thể dẫn đến chậm chạp (ngủ lịm) hoặc bú kém.
Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, có thể đó là tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh đột ngột bị mất một lượng máu lớn trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở có thể bị sốc, xanh xao, nhịp tim nhanh và huyết áp thấp, kèm theo thở nhanh, nông.
Nếu trẻ sơ sinh thiếu máu là do sự phân hủy nhanh chóng của các tế bào hồng cầu, nó sẽ làm tăng sản xuất bilirubin. Việc này sẽ làm da và lòng trắng mắt trẻ sơ sinh có màu vàng.
Trước khi sinh, các bác sĩ có thể siêu âm và đôi khi sẽ thấy các dấu hiệu thiếu máu ở thai nhi.
Lúc này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán thiếu máu dựa trên các triệu chứng và được xác nhận bằng các xét nghiệm trên mẫu máu của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra một số nguyên nhân gây thiếu máu khác. Chẳng hạn như thiếu men G6PD.
Tùy theo thể trạng và nguyên nhân thiếu máu, các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho con bạn. Nhiều trẻ sơ sinh bị thiếu máu không cần điều trị.
Tất cả trẻ sơ sinh bị thiếu máu cần được chú trọng về việc ăn uống. Bởi vì chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp con bạn tạo ra các đầy đủ các tế bào hồng cầu.
Tóm lại, thiếu máu ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hầu hết trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều bị thiếu máu nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy tuân thủ những lần khám sức khỏe trong thai kỳ và sau khi sinh để kịp thời phát hiện những bất thường ở trẻ bố mẹ nhé!
Thái Thuý (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn