Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, cụ thể như sau:
Từ 0 đến 6 tuổi, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây nên các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh.
Ngoài ra, với những bé còn bú mẹ, dinh dưỡng của mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Mẹ ăn đồ sống hoặc ôi thiu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến sẽ dễ bị đau bụng, nôn trớ, thậm chí là tiêu chảy.
Kháng sinh được cho là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, do khi đi vào đường ruột thì kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh, có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi.
Trẻ em hay tiết ra đờm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh khi mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Khi trẻ nuốt đờm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa là không thể tránh khỏi.
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn, không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
Để hạn chế và phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý:
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, nhằm điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.
Tùy vào từng trẻ và các biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nhưng phần lớn trẻ bị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với nguyên nhân. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung men vi sinh và uống Oresol để bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể.
Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ bằng cách tự mua thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, hoặc men tiêu hóa... để điều trị cho trẻ. Tất cả các loại thuốc cho trẻ sử dụng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị sai cách, uống quá liều lượng thuốc, có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đảm bảo thân thể của trẻ luôn được sạch sẽ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay, chân.
Phòng sinh hoạt, học tập vui chơi của trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần cẩn trọng về chế độ ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, đa dạng thực phẩm, đặc biệt nên chọn loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa. Đây cũng là một lưu ý quan trọng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Thu Hiền( theo báo SK&ĐS)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn