Suy tim là một trong những vấn về nguy hiểm của tim mạch. Bệnh suy tim có thể làm hạn chế sinh hoạt vận động, cũng như làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân nào mắc bệnh suy tim nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Nếu suy tim điều trị không ổn định thì bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng và gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hậu quả có thể để lại đó là rối loạn nhịp tim, phù phổi và những cơn phù phổi sẽ làm bệnh nhân khó thở bắt buộc phải nhập viện.
Nếu không phát hiện kịp thời hoặc điều trị không thể đẩy lùi được bệnh phù phổi, bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng thận, gan... thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian sống thọ của người mắc bệnh suy tim phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị suy tim và chế độ chăm sóc.
Có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim đó là:
– Mức độ suy tim: Suy tim được chia thành 4 giai đoạn, theo thứ từ nặng dần từ 1 đến 4. Do vậy, nếu được chẩn đoán suy tim giai đoạn 1, giai đoạn 2 thì tiên lượng sẽ tốt hơn và thời gian sống sẽ kéo dài hơn giai đoạn 3, giai đoạn 4.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khoảng 50% số người được chẩn đoán mắc bệnh suy tim vẫn sẽ có cơ hội sống hơn 5 năm, 25% người bệnh sống được hơn 10 năm nếu có phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc hợp lý.
Dữ liệu thống kê về tỷ lệ sống sau 5 năm đối với từng giai đoạn của bệnh suy tim như sau:
- Ở giai đoạn tiền suy tim. Người bệnh có nguy cơ bị suy tim hoặc gia định có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, đái tháo đường. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 97%.
- Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh đã bị đau tim ở giai đoạn trước đó hoặc mắc một số dạng của bệnh lý van tim. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 95,7%.
- Giai đoạn muộn hơn bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim và đang có các triệu chứng của suy tim như khó thở, sưng chân, thở dốc sau khi nằm, không thể tập thể dục. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 74,6%.
Ở giai đoạn nặng mức độ 4, tỷ lệ sống sau 5 năm là 20%. Ở giai đoạn này, suy tim đã tiến triển nặng mặc dù đã tối ưu hóa điều trị.
– Sức khỏe tổng thể của người bệnh suy tim: Theo chứng minh, những bệnh nhân mắc bệnh suy tim không có hoặc có ít bệnh nền kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe thì thời gian sống sẽ lâu hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn.
Do đó, những trường hợp suy tim đi kèm với các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, viêm thận, viêm dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… thì tiên lượng sẽ không mấy khả quan. Khi đó, thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh khác.
Cụ thể, bệnh nhân bị bệnh mạch vành có tỷ lệ tử vong trong 15 năm là 65%, cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Hoặc bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân thúc đẩy xơ vữa động mạch, tổn thương mạch máu, khiến các mạch máu bị xơ cứng sẽ làm tăng mức độ nặng của tình trạng thiếu máu cơ tim ở người mắc bệnh mạch vành.
Tăng cholesterol là nguyên nhân chính gây ra các mảng xơ vữa động mạch. Vì vậy, nếu bị rối loạn mỡ máu thì những rủi ro về sức khỏe phải đối mặt cũng sẽ cao hơn.
– Tuân thủ điều trị: Có nhiều mức độ suy tim làm xuất hiện nhiều phương pháp điều trị suy tim khác nhau. Do đó, nếu được điều trị kịp thời, phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của bệnh nhân thì người bệnh có khả năng kéo dài sự sống lâu hơn. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ điều này sẽ kiểm soát bệnh tốt hơn.
– Chế độ chăm sóc: Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân suy tim. Nếu người bệnh suy tim sau khi được chẩn đoán và điều trị thực hiện một lối sống khoa học, an toàn sẽ có thời gian sống dài hơn rất nhiều lần so với những người còn lại.
Dựa vào các yếu tố trên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim, kể từ khi được chẩn đoán sẽ có khoảng 50% người bệnh suy tim sống hơn 5 năm và khoảng 25% người bệnh sống được hơn 10 năm nếu có phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc hợp lý.
Để người mắc bệnh suy tim sống thọ cần phải lưu ý các vấn đề sau:
– Người bệnh cần tái khám theo định kỳ thường xuyên và ngay khi thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường.
– Cần ngừng hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có ga.
– Cần ăn uống lành mạnh kèm theo chế độ luyện tập phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần hạn chế uống nước: nếu thể trọng không quá 60 kg thì không nên đưa quá 1,5 – 2 lít chất lỏng (tính cả canh, nước trong rau củ, quả, nước uống) vào cơ thể một ngày để tránh gánh nặng cho thận.
Tóm lại, bệnh suy tim không xác định được thời gian sống được bao lâu vì thời gian sống thọ của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh sau khi được chẩn đoán suy tim cần có biện pháp thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài thời gian sống lâu nhất có thể.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn