Bệnh Parkinson là một loại bệnh rối loạn hệ thống thần kinh nặng dần theo thời gian và có thể gây ra các hành động không kiểm soát như run rẩy, cứng người, các cử động chậm, ngắt quãng cùng với các vấn đề về phối hợp và thăng bằng. Bệnh Parkinson không có tác nhân cụ thể, tuy nhiên, các lý do có khả năng gây ra lớn nhất là gen, môi trường, lối sống và tuổi của bạn.
Đọc thêm để biết về những thứ có thể gây ra Parkinson, giả thuyết về tác nhân và làm sao để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.
Không có một lý do nhất định nào gây ra bệnh Parkinson. Nó xuất hiện khi các tế bào thần kinh của bạn, các nơ ron trong phần não kiểm soát vận động bắt đầu yếu đi hoặc chết. Khi chết đi chúng không thể sản sinh ra dopamine, chất làm bạn di chuyển và cảm thấy khoái cảm.
"Chúng tôi không có 1 nguyên nhân cụ thể", Lynda Nwabuobi, bác sỹ y khoa, trung tâm thần kinh học The Neurology Center tại Washington D.C, nói với Health. "Dựa trên những gì chúng tôi nghiên cứu được, bệnh Parkinson xảy ra là do sự tương tác giữa bộ não đang lão hóa, gen và môi trường của bạn".
Tuổi tác không trực tiếp gây ra bệnh Parkinson, tuy nhiên "là một người lớn tuổi" là yếu tố có khả năng gây ra căn bệnh này cao nhất, theo bác sĩ Nwaboubi.
Khi bạn già đi, các tế bào não co nhỏ lại và dễ bị tổn thương hơn. Biểu hiện gen – đặc biệt là cách gen của 1 người hoạt động – có thể thay đổi theo thời gian, gây ra các thay đổi trong hoạt động của các tế bào, điều sẽ gây ra Parkinson.
Thông thường, bệnh nhân được chuẩn đoán mắc Parkinson sẽ quanh 60 tuổi. Bệnh Parkinson sớm là khi căn bệnh được chẩn đoán trước khi người bệnh 50 tuổi. Nó chiếm 5-10% trong tổng số người bị Parkinson. Trong các trường hợp đó, căn bệnh thường được cho là gây ra bởi gen.
Có tới 15% số ca mắc phải Parkinson có tiền sử về bệnh này trong gia đình. Khoảng 5-10% số ca xảy ra được xác định là do di truyền. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được mối liên hệ cụ thể. "Chúng tôi biết rằng chúng tôi mới chỉ đang chạm tới bề mặt", theo bác sĩ Nwaboubi.
Một nghiên cứu năm 2019 tìm ra được 90 tác nhân gen di truyền phổ thông khác nhau gây ra Parkinson:
"Những gì chúng ta không biết là nhiều hơn so với những gì ta biết", bác sĩ Nwaboubi cho biết, "Tôi khuyến khích mọi người đi xét nghiệm gen, đặc biệt là những người có tiền sử trong gia đình. Càng nhiều người xét nghiệm, chúng tôi càng phát hiện ra nhiều điều mới".
Tiếp xúc với các độc tố trong môi trường có thể khiến bạn có nguy cơ mắc Parkinson, tuy nhiên vẫn cần thêm dữ liệu để xác định rõ mối liên hệ. Các độc tố này bao gồm:
4. Chấn thương lên vùng đầu
Chấn thương sọ não (TBI) là một tác nhân cũng có thể gây ra Parkinson. Bệnh lý học chỉ ra rằng bộ não bị chấn thương sọ não và bộ não bị Parkinson có nhiều điểm tương đồng:
Làm việc trong môi trường dễ chịu tổn thương lên vùng đầu theo lý thuyết sẽ khiến bạn dễ mắc phải Parkinson hơn. "Nếu như bạn là một cầu thủ bóng bầu dục hoặc một tay đấm bốc và bạn đã phải chịu nhiều chấn động, điều đó sẽ tăng cường khả năng mắc bệnh của bạn".
Có một số loại thuốc có thể dẫn tới các triệu chứng của Parkinson. Đây được gọi là Parkinson do thuốc (Drug-Induced Parkinson) và thường biến mất sau khi bạn dừng uống thuốc. Trong khi đây không phải là Parkinson, tuy nhiên biểu hiện và triệu chứng của chúng rất giống nhau.
Các loại thuốc có thể gây ra Parkinson do thuốc bao gồm:
Việc ngăn ngừa Parkinson có thể là không khả thi. Biết trước về các tác nhân là một bước quan trọng trong việc xét nghiệm sớm nhất có thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách:
Tóm lại: Parkinson là một bệnh thần kinh kinh niên, thoái hóa. Bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn Parkinson, việc giảm thiểu các tác nhân là khả thi bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân môi trường, tập thể dục thường xuyên và xét nghiệm gen nếu như gia đình bạn có tiền sử. Xét nghiệm sớm là chìa khóa, vì vậy hãy nói chuyện với 1 người cung cấp dịch vụ y tế nếu như bạn nghi ngờ mình có nguy cơ bị Parkinson.
Thái Thuý (theo Báo SK&ĐS)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn