Hiệu quả triển khai chương trình điều trị Methaodone

Thứ ba - 06/04/2021 22:58
Các cơ sở điều trị được triển khai đa dạng theo nguyên lý lồng ghép tối đa với các cơ sở y tế nhằm tạo thuận lợi nhất để người bệnh tiếp cận, uống thuốc hàng ngày, bao gồm: Cơ sở tại các trung tâm Y tế huyện, trạm Y tế xã, Bộ, Trung tâm cai nghiện tự nguyện tỉnh (thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội), trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Cở sở điều trị Methadone Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
Cở sở điều trị Methadone Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
Chương trình Methadone được triển khai tại Nghệ An từ tháng 9/2012 với cơ sở đầu tiên tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, đến 31/12/2020, toàn tỉnh đã có 12 cơ sở điều trị, 19 cơ sở cấp phát thuốc đi vào hoạt động.
Các cơ sở điều trị được triển khai đa dạng theo nguyên lý lồng ghép tối đa với các cơ sở y tế nhằm tạo thuận lợi nhất để người bệnh tiếp cận, uống thuốc hàng ngày, bao gồm: Cơ sở tại các trung tâm Y tế huyện, trạm Y tế xã, Bộ, Trung tâm cai nghiện tự nguyện tỉnh (thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội), trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Kết quả thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 30/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ:
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số bệnh nhân đăng ký tham gia điều trị là: 3.808 người. Số bệnh nhân được điều trị là: 3.522 người (đạt 92.2% so với chỉ tiêu Chính phủ giao) và tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị là: 1.037 người (đạt 30,1 % so với chỉ tiêu Chính phủ giao)
I. Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế.
1. Hiệu quả về y tế
Bác sỹ điều trị tại cơ sở Methadone
Qua nghiên cứu đánh giá năm 2018 cho thấy hành vi sử dụng ma túy trong số bệnh nhân tham gia điều trị Methadone:
Giảm sử dụng ma túy dạng thuốc phiện sau 24 tháng điều trị xuống còn 15,8%, sau 36 tháng điều trị là 6,8%. Tần suất bệnh nhân sử dụng chất dạng thuốc phiện giảm rõ rệt (từ 3-5 lần/ngày trước khi điều trị, xuống còn 2-3 lần/tháng sau 4 tuần điều trị.
Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV  do tiêm chích chung bơm kim tiêm trong số bệnh nhân trước và sau khi tham gia điều trị Methadone:
Giảm hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV: Cụ thể tỷ lệ sử dụng Heroin bằng đường tiêm chích từ 94,4% khi bắt đầu điều trị, sau 18 tháng điều trị xuống còn 0,3%; Tỷ lệ sử dụng chung BKT trong tiêm chích ma túy từ 27,8% sau 12 tháng điều trị xuống còn 0,3 %.
Tình hình sức khỏe, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:
Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi tham gia điều trị methadone được cải thiện rõ rệt: 100% số bệnh nhân tăng cân ngay trong 3 tuần đầu của liệu trình điều trị.
Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân xuất hiện triệu chứng quá liều do dùng thuốc Methadone; không có bệnh nhân xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như chất lượng cuộc sống sau một thời gian điều trị.
2. Hiệu quả về an ninh, an toàn và trật tự xã hội
Hành vi vi phạm pháp luật của bệnh nhân giảm rõ rệt: giảm từ 47,5% trước khi  tham gia điều trị xuống chỉ còn 4,1% sau 12 tháng điều trị.
Hành vi vi phạm pháp luật, mâu thuẫn trong gia đình ở bệnh nhân trước và sau khi tham gia điều trị Methadone: giảm mâu thuẫn trong gia đình và bạn bè từ 44% xuống còn 3% sau 12 tháng điều trị.
3. Các hiệu quả khác
Tỷ lệ bệnh nhân không có việc làm: giảm từ 30,4% xuống còn 6,9% sau 12 tháng điều trị.
II. Thuận lợi, khó khăn, giải pháp
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo của Bộ Y tế, sự hỗ trợ của Cục Phòng Chống HIV/AIDS, các chương trình Dự án Phòng, chống HIV/AIDS và các tổ chức quốc tế.
Sự phối hợp tốt của các Sở, ban, ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện chương trình tại các cơ sở điều trị tham gia với sự nhiệt tình, trách nhiệm cao.
Việc mở rộng cơ sở điều trị, lồng ghép hoạt động điều trị Methadone, Buprenophine với hệ thống tổ chức mạng lưới y tế và các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, giúp tiết kiệm được nguồn lực và tạo thuận lợi để người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
2. Khó khăn
Nhận thức của một số người nghiện các chất dạng thuốc phiện còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa dám đến đăng ký điều trị; đồng thời tỷ lệ bỏ trị còn cao.
Sự hiểu biết về về lợi ích của người dân, cộng đồng và xã hội về điều trị thay thế thuốc Methadone, Buprenophine cho người nghiện còn hạn chế nên nhiều người dân, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm đến chương trình Methadone, Buprenophine
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề nên người nghiện, người thân người nghiện chưa tự giác công khai tình trạng của mình từ đó không dám tiếp cận với dịch vụ điều trị Methadone, Buprenophine
Nguồn lực đầu tư kinh phí của địa phương cho chương trình Methadone, Buprenophine còn thiếu. Cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị Methadone, Buprenophine chủ yếu kiêm nhiệm, trong khi hoạt động tại các cơ sở điều trị Methadone mang tính đặc thù, hoạt động tất cả các ngày trong năm.
Xu hướng sử dụng các loại ma túy khác: tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, các loại ma túy tổng hợp xuất hiện, du nhập trên địa bàn ngày càng nhiều, trong khi đó việc điều trị nghiện ma túy tổng hợp hiện chưa có phương pháp hữu hiệu.
Các khó khăn khác:
+ Nghệ An là tỉnh rộng, địa hình phức tạp, là tỉnh trọng điểm về ma túy, có số người nghiện chích ma túy cao, tình trạng sử dụng ma túy diễn biến phức tạp.
+ Hiện nay chưa cấp ngân sách cho đối tượng chính sách tham gia điều trị thay thế nên gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng đến việc triển khai, vận hành các cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Chưa có kinh phí mua sắm trang thiết bị triển khai ứng dụng hệ thống quản lý thông tin điều trị Methadone theo quyết định 240/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh nên chưa ứng dụng và vận hành hệ thống.
Bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone
3. Giải pháp
Đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của chương trình điều trị methadone trên địa bàn tỉnh. Tư vấn cho bệnh nhân về hiệu quả của việc tuân thủ điều trị methadone để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị methadone. Mở rộng thêm các điểm cấp phát thuốc tại các trạm Y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận dịch vụ điều trị Methadone. Triển khai chương trình điều trị Buprenophine (thuốc viên) tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn theo kế hoạch số 2426/KH-SYT.NVY ngày 27/9/2018.Vận động các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, phối hợp tốt trong công tác Truyền thông, hỗ trợ về mọi mặt để người nghiện tại cộng đồng được tiếp cận với dịch vụ điều trị Methadone một cách thuận lợi nhất./.
 

Tác giả bài viết: Văn Trung - Phòng khám đa khoa, chuyên khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây